Monday, August 18, 2014

Bài học. Thứ Ba ngày 19-8-2014

GIÁO TRÌNH KINH TẬP SUTTANIPÀTA

Giảng Sư:  TT Tuệ Quyền

(IX) Kinh Thế Nào là Giới (Sn 56) 

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


(IX) Kinh Thế Nào là Giới (Sn 56) 


324. Thế nào là giới đức?

Thế nào là chánh hạnh?
Cần phải làm tăng trưởng.
Thân khẩu ý nghiệp nào?
Ðể người chánh nhập cuộc,
Ðạt được đích tối thượng?

325. Kính lễ bậc trưởng thượng,
Không ganh tị một ai,
Cần phải biết thời gian,
Ðể yết kiến Ðạo sư,
Biết được đúng thời khắc,
Thuyết pháp bắt đầu giảng,
Hãy cẩn thận lắng nghe,
Lời giảng được khéo nói.

326. Hãy đi đến đúng thời,
Trước mặt vị Ðạo Sư,
Từ bỏ tánh cứng đầu,
Với thái độ khiêm tốn,
Hãy nhớ nghĩ ức niệm,
Hãy chơn chánh hành trì,
Mục đích và Chánh pháp,
Chế ngự và Phạm hạnh

327. Vui thích trong Chánh Pháp
Hoan hỷ trong Chánh Pháp,
An trú trên Chánh pháp,
Biết phân tích Chánh pháp,
Sở hành không làm gì,
Có lời uế nhiễm pháp,
Chịu hướng dẫn lãnh đạo,
Lời trung thực khéo nói.

328. Bỏ cười đùa, lắm miệng,
Khóc than và sân hận,
Làm những điều man trá,
Lừa đảo, tham, kiêu mạn,
Bồng bột và bạo ngôn,
Cứng rắn và đam mê,
Sống từ bỏ tất cả,
Ly say đắm, kiên trì.

329. Thức tri được cốt lõi,
Những lời đươc khéo nói,
Ðươc nghe khéo thức tri,
Cốt lõi của thiền định,
Với con người hấp tấp,
Lại phóng dật buông lung,
Trí tuệ, đều được nghe,
Không có thể tăng trưởng.

330. An vui thích Chánh pháp,
Do bậc Thánh tuyên thuyết,
Họ trở thành vô thượng,
Về lời ý và nghiệp,
Họ an tịnh nhu hòa,
An trú trên thiền định,
Chứng đạt được cốt lõi,
Pháp được nghe, trí tuệ.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng   điều hợp.
1.Chánh niệm được áp dụng trong sinh hoạt bình thường như thế nào? - Sư Trưởng & TT Tuệ Siêu
 2. Sự hấp tấp có ảnh hưởng gì với đời sống chánh niệm? - ĐĐ Pháp Tín
3. Phải chăng bài kinh nầy cho thấy sự thực hành bát chánh đạo mang tánh hoà quyện hơn là riêng lẽ trước sau? - TT Tuệ Siêu
 4.Phải chăng càng thuần thục thì sự thực hành sẽ dễ dàng hơn? - TT Tuệ Quyền

No comments:

Post a Comment