Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Ba Pháp
VI. Phẩm Các Bà-La-Môn
Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
- Pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
- Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Phải chăng một người chịu tu tập giải thoát vẫn có thể có những hạnh phục, an lạc và tuệ giác?- TT Pháp Tân
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Dùng một câu đơn giản để trả lời một câu hỏi lớn thì liệu có phiến diện chăng?
A. Không phiến diện. Nếu đó là câu trả lời đặc trưng cho toàn bộ vấn đề
B. Không phiến diện. Nếu từ một điểm có thể hiểu toàn bộ vấn đề
C. Không phiến diện. Không có một trình bày nào nói hết toàn bộ giáo pháp
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 1 . D.
Câu hỏi 2. Người nào sau đây "nếm được" hương vị giáo pháp là "thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu"?
A. Người nhờ nghe pháp mà giảm thiểu phiền não
B. Người thọ bát quan trai giới cảm nhận an lạc từ sự thanh tịnh
C. Người tin giáo lý nhân quả nên làm lành lánh ác
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2 . D.
Câu hỏi 3. Người "đoạn tham, đoạn sân, đoạn si" trong bài kinh hôm nay đề cập đến người nào sau đây?
A. Bậc thánh đoạn tận phiền não
B. Người tu tập nhờ sự nỗ lực mà dập tắt được phiền não với điều gì đó
C. Người càng ít phiền não thì càng thấy an lạc
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho ý kiến Câu Số 3 . A
TT Giác Đẳng cho ý kiến câu 3 là D
No comments:
Post a Comment