Wednesday, December 13, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 13-12-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương 8

III. Phẩm Gia Chủ

((IV) (24) Hatthaka, Người Xứ ALavì (2)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Alavì, tại điện Phật Aggàlava. Rồi Hatthaka, người xứ Alavì cùng với năm trăm nam cư sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Hatthaka, người xứ Alavì, đang ngồi xuống một bên:

2. - Này Hatthaka, hội chúng này thật lớn. Làm sao, này Hatthaka, Ông thâu nhiếp được hội chúng này?

- Bạch Thế Tôn, có bốn nhiếp pháp này được Thế Tôn thuyết giảng. Con thâu nhiếp hội chúng này với những nhiếp pháp ấy. Bạch Thế Tôn, khi con biết rằng: "Người này cần phải thâu nhiếp nhờ bố thí", thời con thâu nhiếp người ấy với bố thí. Khi con biết rằng: "Người này cần phải thâu nhiếp nhờ ái ngữ", thời con thâu nhiếp người ấy với ái ngữ. Khi con biết rằng: "Người này cần phải thâu nhiếp nhờ lợi hành", thời con thâu nhiếp người ấy với lợi hành. Khi con biết rằng: "Người này cần phải thâu nhiếp nhờ đồng sự", thời con thâu nhiếp người ấy với đồng sự. Vả lại, bạch Thế Tôn, trong gia đình con có tài sản, họ nghĩ rằng như vậy không thể được nghe như là một người bần cùng.

3. - Lành thay, lành thay, này Hatthaka! Ðây là nguyên lý để thâu nhiếp đại chúng! Này Hatthaka, những ai trong quá khứ đã thâu nhiếp đại chúng, tất cả đều thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này. Này Hatthaka, những ai trong tương lai sẽ thâu nhiếp đại chúng, tất cả sẽ thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này. Này Hatthaka, những ai trong hiện tại thâu nhiếp đại chúng, tất cả họ đều thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này.

4. Rồi Hatthaka, người xứ Alavì, được Thế Tôn với pháp thoại, giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi ra đi. Thế Tôn, sau khi Hatthaka, người xứ Alavì ra đi không bao lâu, bèn gọi các Tỷ-kheo:

5. - Này các Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng Hatthaka, người xứ Alavì thành tựu được tám pháp vi diệu chưa từng có này. Thế nào là tám pháp ?

6. Có lòng tin, này các Tỷ kheo, là Hatthaka người xứ Alavì, có giữ giới; này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có lòng xấu hổ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có lòng sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có bố thí, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; ít dục, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì!

Này các Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng Hatthaka, người xứ Alavì thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Cuộc đối thoại giữa thầy tỳ kheo trong bài kinh và cư sĩ Hatthaka cho thấy điều gì tánh hạnh đặc biệt của vị cư sĩ này? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Nếu một người phát nguyện "độ tận chúng sanh" nhưng không hành bốn nhiếp pháp thì có thể độ sanh chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Phải chăng sống với bốn nhiếp pháp là thể hiện tâm từ? Nếu đúng vậy thì trong hạnh nguyện độ sanh tâm từ cũng quan trọng chứ không phải chỉ có "đại bi tâm"? TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Gia chủ Hatthakha bạch Phật: Vả lại, bạch Thế Tôn, trong gia đình con có tài sản, họ nghĩ rằng như vậy không thể được nghe như là một người bần cùng. (Daliddassa kho no tathà sotabbam mannanti). Câu nói đó hàm nghĩa gì? TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Trongbài kinh hôm nay có dịch là thâu nhiếp thì chúng ta có thể dịch là tế độ hay là thu phục hay không? - TT Tuệ Quyền 

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment