PHẬT HỌC CƠ BẢN
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya
34. Kinh Thập thượng
(Dasuttara sutta) - Hai Pháp - iii) Thế nào là hai pháp cần được biến tri? Danh và sắc. Ðó là hai pháp cần được biến tri.
HT. Thích Minh Châu Việt dịch
I. Đại lược
Tụng phẩm
Hai pháp
3. Có hai pháp có nhiều tác dụng, có hai pháp cần phải tu tập, có hai pháp cần phải biến tri, có hai pháp cần phải đoạn trừ, có hai pháp chịu phần tai hại, có hai pháp đưa đến thù thắng, hai pháp rất khó thể nhập, có hai pháp cần được sanh khởi, có hai pháp cần được thắng tri, có hai pháp cần được tác chứng.
i) Thế nào là hai pháp có nhiều tác dụng? Niệm và tỉnh giác. Ðó là hai pháp có nhiều tác dụng.
ii) Thế nào là hai pháp cần phải tu tập? Chỉ và quán. Ðó là hai pháp cần phải tu tập.
iii) Thế nào là hai pháp cần được biến tri? Danh và sắc. Ðó là hai pháp cần được biến tri.
iv) Thế nào là hai pháp cần phải đoạn trừ? Vô minh và hữu ái. Ðó là hai pháp cần phải đoạn trừ.
v) Thế nào là hai pháp chịu phần tai hại? Ác ngôn và ác hữu. Ðó là hai pháp chịu phần tai hại.
vi) Thế nào là hai pháp hướng đến thù thắng? Thiện ngôn và thiện hữu. Ðó là hai pháp hướng đến thù thắng.
vii) Thế nào là hai pháp rất khó thể nhập? Nhơn và duyên làm ác nhiễm các loài hữu tình. Nhân và duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình. Ðó là hai pháp rất khó thể nhập.
viii) Thế nào là hai pháp cần được sanh khởi? Tận trí và vô sanh trí. Ðó là hai pháp cần được sanh khởi.
ix) Thế nào là hai pháp cần được thắng tri? Hai giới: hữu vi giới và vô vi giới. Ðó là hai pháp cần được thắng tri.
x) Thế nào là hai pháp cần được tác chứng? Minh và giải thoát. Ðó là hai pháp cần được tác chứng.
Như vậy hai mươi pháp này là thực, chân, như thị, không phải không như thị, không thể sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
1. Phải chăng kinh điển Phật học nói nhiều về danh pháp hơn là sắc pháp? - TT Tuệ Siêu
2. Từ "biến tri" có khác với "thắng tri" không? Và đối với kẻ phàm phu chưa phải là bậc thánh thì vị đó có thể biến tri pháp hay có thể thắng tri pháp hay không? - TT Giác Đẳng
3. Có nhất thiết cần biết cả danh và sắc cho một hành giả tu tập không? - TT Pháp Đăng
4. Một người hành thiền có nhất thiết cần biết về A Tỳ Đàm để phân biệt danh và sắc không? - TT Tuệ Siêu
5. Có nhiều người quan niệm tu tập về tâm dể thấy hơn là về tâm. Vậy có phải dùng thân hay tâm làm đối tượng quan sát là tùy theo căn tính của mỗi người? - TT Pháp Đăng
6. Tại sao trong Thiền Quán chánh niệm không cần thứ tự danh rồi mới tới sắc, trong khi ở Thiền Chỉ thì phải đi qua Thiền Sắc Giới rồi mới đến Vô Sắc Giới? - TT Tuệ Siêu
2. Từ "biến tri" có khác với "thắng tri" không? Và đối với kẻ phàm phu chưa phải là bậc thánh thì vị đó có thể biến tri pháp hay có thể thắng tri pháp hay không? - TT Giác Đẳng
3. Có nhất thiết cần biết cả danh và sắc cho một hành giả tu tập không? - TT Pháp Đăng
4. Một người hành thiền có nhất thiết cần biết về A Tỳ Đàm để phân biệt danh và sắc không? - TT Tuệ Siêu
5. Có nhiều người quan niệm tu tập về tâm dể thấy hơn là về tâm. Vậy có phải dùng thân hay tâm làm đối tượng quan sát là tùy theo căn tính của mỗi người? - TT Pháp Đăng
6. Tại sao trong Thiền Quán chánh niệm không cần thứ tự danh rồi mới tới sắc, trong khi ở Thiền Chỉ thì phải đi qua Thiền Sắc Giới rồi mới đến Vô Sắc Giới? - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment