3. Dukkhappahānavāyamapañho
3. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, kiṃ tumhe atītassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Na hi, mahārājā’’ti. ‘‘Kiṃ pana, bhante, anāgatassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Na hi, mahārājā’’ti. ‘‘Kiṃ pana paccuppannassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Na hi, mahārājā’’ti. ‘‘Yadi tumhe na atītassa dukkhassa pahānāya vāyamatha, na anāgatassa dukkhassa pahānāya vāyamatha, na paccuppannassa dukkhassa pahānāya vāyamatha, atha kimatthāya vāyamathā’’ti. Thero āha ‘kinti, mahārāja, idañca dukkhaṃ nirujjheyya, aññañca dukkhaṃ nuppajjeyyā’ti etadatthāya vāyamāmā’’ti.
‘‘Atthi pana te, bhante nāgasena, anāgataṃ dukkha’’nti? ‘‘Natthi [kathā. 828, 829 passitabbaṃ], mahārājā’’ti ‘‘tumhe kho, bhante nāgasena, atipaṇḍitā, ye tumhe asantānaṃ anāgatānaṃ dukkhānaṃ pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Atthi pana te, mahārāja, keci paṭirājāno paccatthikā paccāmittā paccupaṭṭhitā hontī’’ti? ‘‘Āma, bhante, atthī’’ti. ‘‘Kiṃnu kho, mahārāja, tadā tumhe parikhaṃ khaṇāpeyyātha, pākāraṃ cināpeyyātha gopuraṃ kārāpeyyātha, aṭṭālakaṃ kārāpeyyātha, dhaññaṃ atiharāpeyyāthā’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paṭikacceva taṃ paṭiyattaṃ hotī’’ti. ‘‘Kiṃ tumhe, mahārāja, tadā hatthismiṃ sikkheyyātha, assasmiṃ sikkheyyātha, rathasmiṃ sikkheyyātha, dhanusmiṃ sikkheyyātha, tharusmiṃ sikkheyyāthā’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paṭikacceva taṃ sikkhitaṃ hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti? ‘‘Anāgatānaṃ, bhante, bhayānaṃ paṭibāhanatthāyā’’ti. ‘‘Kiṃ nu kho, mahārāja, atthi anāgataṃ bhaya’’nti? ‘‘Natthi, bhante’’ti . ‘‘Tumhe ca kho, mahārāja, atipaṇḍitā, ye tumhe asantānaṃ anāgatānaṃ bhayānaṃ paṭibāhanatthāya paṭiyādethā’’ti.
‘‘Bhiyyo opammaṃ karohīti. ‘‘Taṃ kiṃ maññasi, mahārāja, yadā tvaṃ pipāsito bhaveyyāsi, tadā tvaṃ udapānaṃ khaṇāpeyyāsi, pokkharaṇiṃ khaṇāpeyyāsi, taḷākaṃ khaṇāpeyyāsi ‘pānīyaṃ pivissāmī’’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paṭikacceva taṃ paṭiyattaṃ hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti? ‘‘Anāgatānaṃ, bhante, pipāsānaṃ paṭibāhanatthāya paṭiyattaṃ hotī’’ti. ‘‘Atthi pana, mahārāja, anāgatā pipāsā’’ti? ‘‘Natthi, bhante’’ti. ‘‘Tumhe kho, mahārāja, atipaṇḍitā , ye tumhe asantānaṃ anāgatānaṃ pipāsānaṃ paṭibāhanatthāya taṃ paṭiyādethā’’ti.
‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. ‘‘Taṃ kiṃ maññasi, mahārāja, yadā tvaṃ bubhukkhito bhaveyyāsi, tadā tvaṃ khettaṃ kasāpeyyāsi, sāliṃ vapāpeyyāsi ‘bhattaṃ bhuñjissāmī’’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paṭikacceva taṃ paṭiyattaṃ hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti. ‘‘Anāgatānaṃ, bhante, bubhukkhānaṃ paṭibāhanatthāyā’’ti. ‘‘Atthi pana, mahārāja, anāgatā bubhukkhā’’ti? ‘‘Natthi, bhante’’ti. ‘‘Tumhe kho, mahārāja, atipaṇḍitā, ye tumhe asantānaṃ anāgatānaṃ bubhukkhānaṃ paṭibāhanatthāya paṭiyādethā’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Dukkhappahānavāyamapañho tatiyo
3. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc quá khứ?”
“Tâu đại vương, không phải.”
“Vậy có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc vị lai?”
“Tâu đại vương, không phải.”
“Vậy có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc hiện tại?”
“Tâu đại vương, không phải.”
“Nếu ngài không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc quá khứ, không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc vị lai, không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc hiện tại, vậy ngài tinh tấn nhằm mục đích gì?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, làm cách nào để cho khổ này diệt, và khổ khác không thể sanh lên? Chúng tôi tinh tấn nhằm mục đích này.”
“Thưa ngài Nāgasena, vậy (bây giờ) có khổ thuộc vị lai không?”
“Tâu đại vương, không có.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài quả là quá sáng trí khi ngài tinh tấn nhằm loại bỏ các khổ không hiện hữu!”
“Tâu đại vương, vậy có những vị vua đối nghịch, những kẻ thù đối nghịch, những bạn bè đối nghịch chống đối lại ngài không?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có.”
“Tâu đại vương, phải chăng khi ấy ngài mới bảo đào hào, mới bảo đắp lũy, mới bảo xây cổng thành, mới bảo làm vọng gác, mới bảo đem lại thóc?”
“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Tâu đại vương, phải chăng khi ấy ngài mới rèn luyện về voi, mới rèn luyện về ngựa, mới rèn luyện về xe, mới rèn luyện về cung, mới rèn luyện về gươm?”
“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Nhằm mục đích gì?”
“Thưa ngài, nhằm mục đích ngăn chặn các nỗi lo sợ thuộc vị lai.”
“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có nỗi lo sợ thuộc vị lai?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các nỗi lo sợ thuộc vị lai!”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào ngài bị khát thì khi ấy ngài mới bảo đào giếng nước, mới bảo đào ao nước, mới bảo đào hồ nước (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ uống nước’?”
“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Nhằm mục đích gì?”
“Thưa ngài, được chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các sự khát nước còn chưa đến.”
“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có sự khát nước ở vị lai?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị việc ấy nhằm mục đích ngăn chặn các sự khát nước ở vị lai!”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào ngài thèm ăn thì khi ấy ngài mới bảo cày ruộng, mới bảo trồng lúa sāli (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng bữa ăn’?”
“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Nhằm mục đích gì?”
“Thưa ngài, được chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các sự thèm ăn ở vị lai.”
“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có sự thèm ăn ở vị lai?”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. So sánh hai điều kiện khó khăn và thuận tiện thì điều nào giúp hành giả tu tập tiến bộ hơn? - TT Pháp Đăng
2. Nói về phòng bệnh thì nên rõ bệnh gì để phòng ngừa? - TT Tuệ Quyền
3:Phải chăng một tỳ kheo sống an lạc là hình ảnh đặc trưng của những đệ tử Phật? - ĐĐ Pháp Tín
4. Chữ khổ mà vua Milinda hỏi ở đây có nghĩa chính xác là gì? - TT Tuệ Siêu
5. Sự tu tập tâm xã có trái chống với tâm bi không? - TT Tuệ Siêu
6. Người tu tập có nên né tránh sự khổ chăng? - TT Tuệ Siêu