Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
NHÂN SANH TRÍ NHỚ
1. Satiuppajjanapañho
1. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, katihākārehi sati uppajjatī’’ti? ‘‘Sattarasahākārehi, mahārāja, sati uppajjatī’’ti. ‘‘Katamehi sattarasahākārehī’’ti? ‘‘Abhijānatopi, mahārāja, sati uppajjati, kaṭumikāyapi sati uppajjati, oḷārikaviññāṇatopi sati uppajjati, hitaviññāṇatopi sati uppajjati, ahitaviññāṇatopi sati uppajjati, sabhāganimittatopi sati uppajjati, visabhāganimittatopi sati uppajjati, kathābhiññāṇatopi sati uppajjati, lakkhaṇatopi sati uppajjati, sāraṇatopi sati uppajjati, muddātopi sati uppajjati, gaṇanātopi sati uppajjati, dhāraṇatopi sati uppajjati, bhāvanatopi sati uppajjati, potthakanibandhanatopi sati uppajjati, upanikkhepatopi sati uppajjati, anubhūtatopi sati uppajjatīti.
‘‘Kathaṃ abhijānato sati uppajjati? Yathā, mahārāja, āyasmā ca ānando khujjuttarā ca upāsikā, ye vā pana aññepi keci jātissarā jātiṃ saranti, evaṃ abhijānato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ kaṭumikāya sati uppajjati? Yo pakatiyā muṭṭhassatiko, pare ca taṃ sarāpanatthaṃ nibandhanti, evaṃ kaṭumikāya sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ oḷārikaviññāṇato sati uppajjati? Yadā rajje vā abhisitto hoti, sotāpattiphalaṃ vā patto hoti, evaṃ oḷārikaviññāṇato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ hitaviññāṇato sati uppajjati? Yamhi sukhāpito, ‘amukasmiṃ evaṃ sukhāpito’ti sarati, evaṃ hitaviññāṇato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ ahitaviññāṇato sati uppajjati? Yamhi dukkhāpito, ‘amukasmiṃ evaṃ dukkhāpito’ti sarati, evaṃ ahitaviññāṇato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ sabhāganimittato sati uppajjati? Sadisaṃ puggalaṃ disvā mātaraṃ vā pitaraṃ vā bhātaraṃ vā bhaginiṃ vā sarati, oṭṭhaṃ vā goṇaṃ vā gadrabhaṃ vā disvā aññaṃ tādisaṃ oṭṭhaṃ vā goṇaṃ vā gadrabhaṃ vā sarati, evaṃ sabhāganimittato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ visabhāganimattato sati uppajjati? Asukassa nāma vaṇṇo ediso, saddo ediso, gandho ediso, raso ediso, phoṭṭhabbo edisoti sarati, evampi visabhāganimittatopi ṃsati uppajjati.
‘‘Kathaṃ kathābhiññāṇato sati uppajjati? Yo pakatiyā muṭṭhassatiko hoti, taṃ pare sarāpenti, tena so sarati, evaṃ kathābhiññāṇato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ lakkhaṇato sati uppajjati? Yo pakatiyā balībaddānaṃ aṅgena jānāti, lakkhaṇena jānāti, evaṃ lakkhaṇato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ sāraṇato sati uppajjati? Yo pakatiyā muṭṭhassatiko hoti, yo taṃ ‘sarāhi bho, sarāhi bho’ti punappunaṃ sarāpeti, evaṃ sāraṇato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ muddāto sati uppajjati? Lipiyā sikkhitattā jānāti ‘imassa akkharassa anantaraṃ imaṃ akkharaṃ kātabba’nti evaṃ muddāto sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ gaṇanāto sati uppajjati? Gaṇanāya sikkhitattā gaṇakā bahumpi gaṇenti, evaṃ gaṇanāto sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ dhāraṇato sati uppajjati? Dhāraṇāya sikkhitattā dhāraṇakā bahumpi dhārenti , evaṃ dhāraṇato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ bhāvanāto sati uppajjati? Idha bhikkhu anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathīdaṃ, ekampi jātiṃ dvepi jātiyo…pe… iti sākāraṃ sauddesaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, evaṃ bhāvanāto sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ potthakanibandhanato sati uppajjati? Rājāno anusāsaniyaṃ assarantā [anussarantā (sabbattha)] etaṃ potthakaṃ āharathāti, tena potthakena anussaranti, evaṃ potthakanibandhanato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ upanikkhepato sati uppajjati? Upanikkhittaṃ bhaṇḍaṃ disvā sarati, evaṃ upanikkhepato sati uppajjati.
‘‘Kathaṃ anubhūtato sati uppajjati? Diṭṭhattā rūpaṃ sarati, sutattā saddaṃ sarati, ghāyitattā gandhaṃ sarati, sāyitattā rasaṃ sarati, phuṭṭhattā phoṭṭhabbaṃ sarati, viññātattā dhammaṃ sarati, evaṃ anubhūtato sati uppajjati. Imehi kho, mahārāja, sattarasahākārehi sati uppajjatī’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
1. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, trí nhớ sanh lên với bao nhiêu hình thức?”
“Tâu đại vương, trí nhớ sanh lên với mười sáu hình thức.[2] Với mười sáu hình thức gì? Tâu đại vương,
trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan,
trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan,
trí nhớ sanh lên do nhận thức sự kiện trọng đại,
trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp,
trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp,
trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ,
trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt,
trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói,
trí nhớ sanh lên do đặc điểm,
trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại,
trí nhớ sanh lên do việc viết chữ,
trí nhớ sanh lên do việc tính toán,
trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng,
trí nhớ sanh lên do việc tu tập,
trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở,
trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận,
trí nhớ sanh lên do kinh nghiệm.”
“Trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan nghĩa là thế nào?”
“Tâu đại vương, giống như trường hợp đại đức Ānanda và nữ cư sĩ Khujjuttarā, hoặc bất cứ những người nào khác có được năng lực về đời sống (quá khứ) nhớ lại đời sống (quá khứ). Trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, và những người khác thúc giục người ấy với mục đích nhắc nhở. Trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do nhận thức các sự kiện trọng đại nghĩa là thế nào? Khi được tấn phong vương quyền hoặc khi đạt được quả vị Nhập Lưu. Trí nhớ sanh lên do nhận thức các sự kiện trọng đại nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp nghĩa là thế nào? Vị được hạnh phúc về điều nào đó rồi nhớ lại rằng: ‘Ta được hạnh phúc như vầy.’ Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp nghĩa là thế nào? Vị bị đau khổ về điều nào đó rồi nhớ lại rằng: ‘Ta bị đau khổ như vầy.’ Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ nghĩa là thế nào? Sau khi nhìn thấy người tương tợ thì nhớ lại người mẹ, hoặc người cha, hoặc anh em trai, hoặc chị em gái; sau khi nhìn thấy con lạc đà, hoặc con bò, hoặc con lừa thì nhớ lại con lạc đà, hoặc con bò, hoặc con lừa khác tương tợ như thế. Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt nghĩa là thế nào? Vị nhớ lại rằng: ‘Người kia có như vầy: sắc thế này, thinh thế này, hương thế này, vị thế này, xúc thế này.’ Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, những người khác nhắc nhở người ấy, nhờ thế người ấy nhớ lại. Trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do đặc điểm nghĩa là thế nào? Nhận ra nhờ vào dấu sắt nung của những con bò kéo là nhận ra do đặc điểm. Trí nhớ sanh lên do đặc điểm nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, những người khác liên tục nhắc nhở người ấy rằng: ‘Ngươi hãy nhớ lại, ngươi hãy nhớ lại.’ Trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do việc viết chữ nghĩa là thế nào? Do đã được học tập về chữ viết nên nhận biết được rằng: ‘Nên thực hiện chữ cái này liền với chữ cái này.’ Trí nhớ sanh lên do việc viết chữ nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do việc tính toán nghĩa là thế nào? Những người kế toán, do đã được học tập về việc tính toán, nên tính toán nhiều. Trí nhớ sanh lên do việc tính toán nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng nghĩa là thế nào? Những người chuyên học thuộc lòng, do đã được học tập về việc thuộc lòng, nên thuộc lòng được nhiều. Trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do việc tu tập nghĩa là thế nào? Ở đây, vị tỳ khưu nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Ở nơi ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, có sự nhận biết lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, có sự nhận biết lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này.’ Như thế, vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét đại cương và cá biệt. Trí nhớ sanh lên do việc tu tập nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở nghĩa là thế nào? Các vị vua trong khi tưởng nhớ về điều giáo huấn (rồi ra lệnh): ‘Hãy mang lại một cuốn sách,’ và tưởng nhớ lại nhờ cuốn sách ấy. Trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận nghĩa là thế nào? Sau khi nhìn thấy hàng hóa được đặt xuống gần bên thì nhớ lại. Trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận nghĩa là như vậy.
Trí nhớ sanh lên do kinh nghiệm nghĩa là thế nào? Vị nhớ lại cảnh sắc do đã thấy, nhớ lại cảnh thinh do đã nghe, nhớ lại hương do đã ngửi, nhớ lại vị do đã nếm, nhớ lại xúc do đã chạm, nhớ lại pháp do đã nhận thức. Trí nhớ sanh lên do kinh nghiệm nghĩa là như vậy.
Tâu đại vương, trí nhớ sanh lên với mười sáu hình thức này.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Xin cho biết cảm tưởng khi đọc 16 nhân sanh trí nhớ trong bài học này? TT Tuệ Siêu
2. Để tu tập thì tâm mình nên rỗng ran, nên quên bớt đi những điều mình học. Vậy trí nhớ của mình đối với kinh điển có lợi ích cho việc tu tập không? - TTTuệ Siêu
3.Những kỷ niệm nào về Ngài Tịnh Sự khi Ngài giảng dạy A Tỳ Đàm cho đệ tử ghi nhớ? TTTuệ Siêu
4. Trong Tam Tạng kinh điển, Đức Phật hay dùng pháp số như 5 chi, 6 chi v.v.. Thì pháp số làm cho chúng ta nhớ nhiều hay là chúng ta bị gò bó bị ngăn ngại sự nhớ? TT Tuệ Siêu
5. Người Phật tử VN khi nói về kinh điển,thường không nhớ địa danh, nhân danh, xuất xứ của bài kinh. Sự quan tâm, sự chú ý đến nhân danh, địa danh hay xuất xứ của bài kinh có quan trọng không? - TT Tuệ Siêu
6. Phải chăng Đức Phật thường dùng thi kệ như những câu kệ ngôn để cho chúng ta học dễ nhớ hơn? - TT Tuệ Siêu
7. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học.
2. Để tu tập thì tâm mình nên rỗng ran, nên quên bớt đi những điều mình học. Vậy trí nhớ của mình đối với kinh điển có lợi ích cho việc tu tập không? - TTTuệ Siêu
3.Những kỷ niệm nào về Ngài Tịnh Sự khi Ngài giảng dạy A Tỳ Đàm cho đệ tử ghi nhớ? TTTuệ Siêu
4. Trong Tam Tạng kinh điển, Đức Phật hay dùng pháp số như 5 chi, 6 chi v.v.. Thì pháp số làm cho chúng ta nhớ nhiều hay là chúng ta bị gò bó bị ngăn ngại sự nhớ? TT Tuệ Siêu
5. Người Phật tử VN khi nói về kinh điển,thường không nhớ địa danh, nhân danh, xuất xứ của bài kinh. Sự quan tâm, sự chú ý đến nhân danh, địa danh hay xuất xứ của bài kinh có quan trọng không? - TT Tuệ Siêu
6. Phải chăng Đức Phật thường dùng thi kệ như những câu kệ ngôn để cho chúng ta học dễ nhớ hơn? - TT Tuệ Siêu
7. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học.
No comments:
Post a Comment