Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
TÂM THỨC KHÔNG CÓ HẠN CUỘC CỦA KHÔNG GIAN
5. Dvinnaṃ lokuppannānaṃ samakabhāvapañho
5. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, yo idha kālaṅkato brahmaloke uppajjeyya, yo ca idha kālaṅkato kasmīre uppajjeyya, ko cirataraṃ ko sīghatara’’nti? ‘‘Samakaṃ, mahārājā’’ti.
‘‘Opammaṃ karohī’’ti. ‘‘Kuhiṃ pana, mahārāja, tava jātanagara’’nti? ‘‘Atthi, bhante, kalasigāmo nāma, tatthāhaṃ jāto’’ti. ‘‘Kīva dūro, mahārāja, ito kalasigāmo hotī’’ti. ‘‘Dvimattāni, bhante, yojanasatānī’’ti. ‘‘Kīva dūraṃ, mahārāja, ito kasmīraṃ hotī’’ti? ‘‘Dvādasa, bhante, yojanānī’’ti. ‘‘Iṅgha, tvaṃ mahārāja, kalasigāmaṃ cintehī’’ti. ‘‘Cintito, bhante’’ti. ‘‘Iṅgha, tvaṃ mahārāja, kasmīraṃ cintehī’’ti. ‘‘Cintitaṃ bhante’’ti. ‘‘Katamaṃ nu kho, mahārāja, cirena cintitaṃ, katamaṃ sīghatara’’nti? ‘‘Samakaṃ bhante’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, yo idha kālaṅkato brahmaloke uppajjeyya, yo ca idha kālaṅkato kasmīre uppajjeyya, samakaṃ yeva uppajjantī’’ti.
‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. ‘‘Taṃ kiṃ maññasi, mahārāja, dve sakuṇā ākāsena gaccheyyuṃ , tesu eko ucce rukkhe nisīdeyya, eko nīce rukkhe nisīdeyya, tesaṃ samakaṃ patiṭṭhitānaṃ katamassa chāyā paṭhamataraṃ pathaviyaṃ patiṭṭhaheyya, katamassa chāyā cirena pathaviyaṃ patiṭṭhaheyyā’’ti? ‘‘Samakaṃ, bhante’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, yo idha kālaṅkato brahmaloke uppajjeyya, yo ca idha kālaṅkato kasmīre uppajjeyya, samakaṃ yeva uppajjantī’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Dvinnaṃ lokuppannānaṃ samakabhāvapañho pañcamo.
5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, ai là lâu hơn, ai là mau hơn?”
“Tâu đại vương, bằng nhau.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, thành phố quê hương của ngài ở đâu?”
“Thưa ngài, có ngôi làng tên là Kalasi. Trẫm sanh ra tại nơi ấy.”
“Tâu đại vương, ngôi làng Kalasi cách đây bao xa?”
“Thưa ngài, khoảng cách hai trăm do-tuần.”
“Tâu đại vương, Kasmīra cách đây bao xa?”
“Thưa ngài, mười hai do-tuần.”
“Tâu đại vương, đại vương hãy nghĩ đến ngôi làng Kalasi đi?”
“Thưa ngài, đã nghĩ đến rồi.”
“Tâu đại vương, đại vương hãy nghĩ đến Kasmīra đi?”
“Thưa ngài, đã nghĩ đến rồi.”
“Tâu đại vương, cái nào đã được suy nghĩ lâu, cái nào mau hơn?”
“Thưa ngài, bằng nhau.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, họ sanh lên đều bằng nhau.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Hai con chim bay ở không trung, một con trong số đó đậu xuống ở cây cao, một con đậu ở cây thấp. Khi chúng đồng thời đáp xuống, bóng của con nào thành lập ở mặt đất trước, bóng của con nào thành lập ở mặt đất lâu hơn?”
“Thưa ngài, bằng nhau.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, họ sanh lên đều bằng nhau.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Theo những gì ghi nhận trong kinh sách thì những trường hợp nào một chúng sanh có khả năng lựa chọn cảnh giới tái sanh?- TT Pháp Đăng
2. Người tu Phật có nên nghĩ nhiều về kiếp sau chăng? ĐĐ Pháp Tin
3. Phải chăng đa số chúng sanh có khuynh hướng nương gá vào vật chất (sắc pháp)? - TTTuệ Sieu
4. Theo A Tỳ Đàm thì khái niệm về khoảng cách thuộc về chơn đế hay tục đế? nếu là tục đế thì có năm trong "hư không chế định" chăng?- TTTuệ Siêu
5. Khái niệm dài ngắn của không gian (như trong Phật ngôn: đường dài với khách lữ hành mỏi chân) là một thi thiết hay chân đế?TT Tuệ Quyền
2. Người tu Phật có nên nghĩ nhiều về kiếp sau chăng? ĐĐ Pháp Tin
3. Phải chăng đa số chúng sanh có khuynh hướng nương gá vào vật chất (sắc pháp)? - TTTuệ Sieu
4. Theo A Tỳ Đàm thì khái niệm về khoảng cách thuộc về chơn đế hay tục đế? nếu là tục đế thì có năm trong "hư không chế định" chăng?- TTTuệ Siêu
5. Khái niệm dài ngắn của không gian (như trong Phật ngôn: đường dài với khách lữ hành mỏi chân) là một thi thiết hay chân đế?TT Tuệ Quyền
No comments:
Post a Comment