Wednesday, April 30, 2014

Bài Học. Thứ Năm ngày 1-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

 bài   51 - BA SỰ GIÁC NGỘ


(LXII) (Tik. II, 3) (It. 53)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Vị tri đương tri căn, tri căn, cụ tri căn (căn: "Tôi sẽ biết điều chưa được biết"; căn về sự biết; căn của người đã biết). Này các Tỷ-kheo, có ba loại căn này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.

Vị hữu học học tập,
Ði theo con đường thẳng,
Ở trong sự diệt tận,
Trí thứ nhất khởi lên,
Từ đó không gián đoạn,
Tiếp theo là chơn trí,
Chính từ chơn trí ấy,
Ðạt được sự giải thoát
Chắc chắn vị như vậy,
Là vị có chánh trí,
Giải thoát ta bất động,
Nhờ diệt hữu kiết sử,
Vị đầy đủ các căn
Chắc chắn được an tịnh,
Và ưa thích con đường,
Ðưa đến sự an tịnh,
Mang thân thể cuối cùng,
Sau khi đánh bại được
Ác ma với con voi
Ðược cỡi khi lâm trận.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
1. Nếu cái biết Niết Bàn lần đầu là "biết cái chưa từng biết" thì phải chăng cái biết đối với tất cả pháp hữu vi là "biết cái đã từng biết"? - TT Tuệ Quyền
 2. Tại sao "tám chi đạo" đóng vai trò quan trọng trong 40 tâm siêu thế khi nhận biết Niết bàn? TT Pháp Đăng
 3. Phải chăng Niết bàn vượt ngoài khả năng diễn đạt của ngôn ngữ và trí tưởng tượng? - ĐĐ Pháp Tín
4. Kinh Tạng thường nêu rõ vị thành tựu tuệ giác là "thấy được chân tướng của pháp hữu vi" trong lúc Tạng Diệu Pháp thì mô tả là thấy biết Niết Bàn. Tại sao có sự khác biệt nầy? - TT Tuệ Siêu
 5. Nếu người tu Phật chỉ hướng cầu "thành tựu chánh trí giải thoát" thì có gọi là đầy đủ chăng? - TT Pháp Đăng
6. Đúc kêt bài học "Ba sự giác ngộ" - TTGiác Đẳng

Tuesday, April 29, 2014

Bài Học. Thứ Tư ngày 30-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

 bài  50 CẶP BÀI TRÙNG PHIỀN NÃO


(XL) (Duk. II, 3) (It. 34)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, vô minh đi trước, làm cho đạt được các pháp bất thiện; tiếp theo là không xấu hổ, không sợ hãi. Này các Tỷ-kheo, minh đi trước, làm cho đạt được các pháp thiện; tiếp theo là xấu hổ và sợ hãi.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Phàm có ác thú gì,
Ðời này và đời sau,
Tất cả do vô minh,
Làm gốc, làm cội rễ,
Dục tham được cất chứa,
Vì rằng kẻ ác dục,
Không xấu hổ, không kính,
Từ đó nó khởi ác,
Do vậy đi đọa xứ.
Vậy hãy nên từ bỏ,
Dục tham và vô minh,
Muốn minh được sanh khởi,
Tỷ-kheo cần từ bỏ
Tất cả mọi ác thú.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1. Phải chăng không phải lúc nào chúng ta cũng bị vô minh chi phối? (bởi vì có tàm, quý thì phải có minh đi trước) - TT Tuệ Quyền
  2. . Người không làm ác vì sợ "ơn trên trừng phạt" có gọi là tàm quý chăng? -ĐĐ Pháp Tín 
 3. Tại sao vô minh (thuộc tánh si), vô tàm, vô quý có mặt trong tất cả tâm bất thiện? TT Pháp Tân 
 4. Người ta nói là "sự hiểu biết đến từ kinh nghiệm, kinh nghiệm đến từ sự thiếu hiểu biết", phải chăng minh cũng đến từ vô minh? - TT Pháp Đăng

Monday, April 28, 2014

Bài học. Thứ Ba ngày 29-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

 bài  49 -  LIỄU TRI GIÈM PHA ĐOẠN KHỔ ĐAU


(XIII) (Ek II, 3) (It. 7)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Gièm pha, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Gièm pha, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Với gièm pha gièm người,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ, gièm pha ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.



II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1.  Có cách nào để thay đổi thói quen nghĩ xấu, nói xấu người khác? - TT Pháp Đăng
 2.   Tại sao "tán thán người  đáng tán thán, không tán thán người  không đáng tán thán" là dấu hiệu của bậc thiện trí? - ĐĐ Pháp Tín
  3. Tại sao có sự khác biệt lớn về danh sách phiền não, bất thiện pháp giữa Tạng Kinh và Tạng A Tỳ Đàm? - TT Tuệ Siêu
 4.   Trong trường hợp nào nói về cái xấu của người khác không gọi là gièm pha? - TT Pháp Đăng
 5. Theo kinh điển, người tạo ác nghiệp bằng gièm pha thì ác quả thế nào? - TT Tuệ Quyền

Sunday, April 27, 2014

Bài Học. Thứ Hai ngày 28-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

 bài    48 -BỐN SỰ CHẾ NGỰ


(CXI) (Cat. 12) (5 It. 118)

Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, được chế ngự với chế ngự giới bổn Pàtimokkha. Hãy sống đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Ðã sống đầy đủ giới, này các Tỷ-kheo, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, được chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, sống đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp, còn có gì cần phải làm thêm nữa?

Nếu Tỷ-kheo trong khi đi, tham, sân được từ bỏ, hôn trầm thụy miên được từ bỏ, trạo hối được từ bỏ, nghi được đoạn tận, tinh cần tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tâm, có sợ hãi liên tục thường hằng tinh tấn, siêng năng.

Nếu Tỷ-kheo trong khi đứng... nếu Tỷ-kheo trong khi ngồi... nếu Tỷ-kheo trong khi nằm, thức, tham được trừ bỏ, sân được từ bỏ, hôn trầm thụy miên được từ bỏ, trạo hối được từ bỏ, nghi được đoạn tận, tinh cần tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú, không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh, nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi đang nằm thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người nhiệt tâm, có sợ hãi, liên tục thường hằng, tinh tấn, siêng năng.

Ði đứng biết tự chế,
Ngồi nằm biết tự chế,
Tỷ-kheo biết tự chế,
Khi co tay, duỗi tay.
Phía trên, ngang, cùng khắp,
Xa cho đến cùng tột,
Bất cứ sanh thú nào,
Ở tại thế giới này,
Khéo quán sát sanh diệt,
Của tất cả pháp uẩn,
Sống như vậy nhiệt tâm,
Tâm chỉ tịnh, đúng pháp,
Tâm an tịnh, không động,
Thường xuyên chuyên học tập,
Liên tục, thường siêng năng,
Tỷ-kheo được gọi vậy.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
1. Đặc điểm mà một hành giả thường gặp khi hành thiền, đó là 5 pháp triền cái. - TT Giác Đẳng
2.  Thế nào là duy trì chánh niệm trong oai nghi nằm? -  TTTuệ Siêu
3. Trong khóa thiền thì thanh tịnh hay phiền não cũng là đề tài để hành thiền. - TT GiácĐẳng
4.  Hành giả làm thế nào để tránh sự tự mãn? - TT Pháp Đăng

Saturday, April 26, 2014

Bài Học. Chủ Nhật ngày 27-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

 bài   47 - BA CON MẮT


(LXI) (Tik. II, 2) (It. 52)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba con mắt này. Thế nào là ba? Mắt thịt, mắt chư Thiên và mắt trí tuệ. Này các Tỷ-kheo có ba loại mắt này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.

Mắt thịt, mắt chư Thiên,
Vô thượng mắt trí tuệ,
Có ba loại mắt ấy,
Ðược bậc Vô thượng nhân,
Ðã tuyên bố trình bày,
Sanh khởi của mắt thịt,
Con đường mắt chư Thiên,
Từ đấy, trí khởi lên,
Tuệ nhãn là tối thượng,
Ai chứng được mắt ấy,
Giải thoát mọi đau khổ.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
1. Tại sao người luyện thiên nhãn thông cần có trãi nghiệm của nhục nhãn? - TT Tuệ Siêu
  2.    Nhìn, thấy, quan sát khác biệt nhau thế nào? - TT Pháp Đăng
3..   Tại sao có khi chúng ta nhìn rất sáng suốt lại có lúc rất mê mờ? - TT Pháp Tân
4.    Phải chăng cả ba nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn đều sanh do phước? - ĐĐ Pháp Tín
 5: Những thiện nghiệp nào tạo thành phước trí? - TT Tuệ Siêu


Friday, April 25, 2014

Bài Học. Thứ Bảy ngày 26-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Pháp Tân

 bài  46 - HAI ĐỀ TÀI PHÁP THOẠI TIẾP NỐI


(XXXIX) (Duk. II, 2) (It. 33)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Có hai loại thuyết pháp của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế nào là hai? "Hãy thấy ác là ác", đây là thuyết pháp thứ nhất. Sau khi thấy ác là ác, ở đây, "Hãy nhàm chán, hãy từ bỏ, hãy thoát ly", đây là thuyết pháp thứ hai. Này các Tỷ-kheo, có hai loại thuyết pháp này của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Với Như Lai, Phật Ðà,
Từ mẫn mọi chúng sanh,
Hãy thấy lời thuyết giảng,
Tuần tự pháp theo pháp,
Hai pháp được trình bày,
Một là hãy nhìn rõ,
Pháp ác là pháp ác
Và chính tại ở đây,
Từ bỏ, không tham đắm.
Từ đây, không tham đắm,
Hãy làm cho an tịnh,
Mọi khổ đau phiền não.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1: Nói về thiện ác đôi khi mơ hồ vì cách lý luận nhưng quả cuả nghiệp có rõ ràng về vui và khổ? - TT Pháp Đăng
 2: Cụm từ "cái nầy tiếp nối cái kia" trong Phật ngôn nầy mang ý nghĩa gì? - TT Tuệ Siêu

 3: Tất cả ác pháp đều là bất thiện thế nhưng pháp bất thiện có nhất thiết là ác chăng? - TT Pháp Tân 
 4: Nhiều người không thích nghe pháp giảng về phiền não, ác nghiệp và quả khổ. Cái "không thích" đó có nên thay đổi? - TT Pháp Đăng
 5: Khi Đức Phật dạy "thấy ác là ác và ác pháp cần phải từ bỏ" "hai điều nầy được giảng cái nầy tiếp nối cái kia" phải chăng chính điều nầy nhấn mạnh về sự từ bỏ pháp giải đãi? TT Tuệ Siêu
6:  Câu Phật ngôn: Không làm tất cả điều ác, tu tập các hạnh lành, thanh lọc tâm ý, là lời dạy của chư Phật. Tại sao chữ 'tất cả" chỉ áp dụng với ác pháp? - TT Pháp Tân
7. Suy tư về lòng từ bi của Đức Phật - TT Giác Đẳng


Thursday, April 24, 2014

Bài Học. Thứ Sáu ngày 25-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

 bài  45 - LIỄU TRI PHẪN NỘ DIỆT KHỔ ĐAU


(XII) Ek II, 2) (It. 7)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Phẫn nộ, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Phẫn nộ, ở đây tâm ly tham, từ bỏ có thể diệt được khổ đau.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Với phẫn nộ phẫn uất,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí,
Từ bỏ phẫn nộ ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1. Chúng ta có thể làm gì để "chuẩn bị trước" trong cố gắng tự chế dằn cơn phẫn nộ? - ĐĐ Pháp Tín
 2. Nhiều người tin rằng có chuyện bực bội thì cứ "tuôn ra", kềm chế lâu ngày sẽ thành cơn phẫn nộ lớn. Với người tu tập thì sao? TT Tuệ Siêu
 3 . Chúng ta thường phẫn nộ vì những dồn nén căng thẳng nội tâm. Xin cho một vài đề nghị về cách thư giãn? - TT Pháp Đăng
4. TT Giác Đẳng đúc kết bài học



Wednesday, April 23, 2014

Bài Học. Thứ Năm ngày 24-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

 bài  44 - QUÁN NIỆM TRONG BỐN ĐẠI OAI NGHI

(CX) (Cat. 11) (It. 115)

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, sân tầm hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo chấp nhận không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không đi đến, không hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có sợ hãi, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng.... khi đang ngồi... khi đang nằm thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm. Nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không đi đến, không hiện hữu, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là vị không có nhiệt tình, không có sợ hãi, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, sân tầm hay hại tầm; nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; thì này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đi có sở hành như vậy, vị ấy là có nhiệt tình, có sợ hãi, liên tục thường hằng tinh cần tinh tấn, siêng năng. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang ngồi. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm thức khởi lên dục tầm, sân tầm hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu... thì này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là vị có nhiệt tình, có sợ hãi, liên tục thường hằng tinh cần tinh tấn, siêng năng.

Khi đi hoặc khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Khởi lên ác tâm tư,
Liên hệ đến gia đình,
Thực hành theo ác đạo,
Mờ ám bởi si mê,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Không chứng Vô thượng giác.
Ai khi đi, khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Tập trung được tâm tư,
Ưa thích tầm chỉ tịnh,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Chứng được Vô thượng giác.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
1. Tứ oai nghi trong đời sống hàng ngày. TTGiác Đẳng 
 2. Phải chăng những tà tu duy dù không thể hiện bằng hành động nhưng đươc 'dung túng" trong ý nghĩ vẫn tạo những hệ quả tai hại? - ĐĐ Pháp Tín
 3. Có sự hướng dẫn nào về thời lượng duy trì các oai nghi hợp lý? - TT Pháp Đăng
TT Pháp Tân đang thảo luận 4.Tại sao tư thế ngồi kiết già được xem là "đắc thế" cho sự tu tập thiền định? - TT Pháp Tân
5. Trong 4 tư thế đi đứng nằm ngồi, trong sự kềm vững oai nghi thì tư thế nào đòi hỏi nhiều, tư thế nào đòi hỏi ít. Điều đó ảnh hưởng như thế nào trong sự tập trung tâm ý của chúng ta? - TT Tuệ Siêu
6.  Sự an tĩnh nào của nội tâm là trống vắng, sự an tĩnh nào là thanh tịnh? TT Pháp Đăng

Tuesday, April 22, 2014

Bài Học, Thứ Tư ngs2y 23-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

 bài  43 - BA PHƯỚC NGHIỆP SỰ


(LX) (Tik. II, 1) (It. 51)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này. Thế nào là ba? Phước nghiệp sự do bố thí tác thành, phước nghiệp sự do giới tác thành, và phước nghiệp do sự tu tập tác thành. Này các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Hãy để cho người ấy,
Học tập làm công đức,
Hướng dẫn đến tương lai
Ðem lại căn an lạc.
Hãy tu tập bố thí,
Tập sở hành an tịnh,
Và tu tập từ tâm,
Tu xong ba pháp ấy,
Những pháp khởi lạc thọ.
Bậc Hiền trí được sanh,
Tại thế giới an lạc,
Không phiền não hận thù.

Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1. Động lực nào tốt nhất cho một người thực hành pháp bố thí? - ĐĐ Pháp Tín
 2. Tại sao có những người chỉ thích "được nhận" trong lúc một số khác chỉ thích "được cho". Hai khuynh hướng đó ảnh hưởng sự tu tập của chúng ta thế nào? - TT Tuệ Siêu
 3:  Phải chăng phước báu bố thí ít hay nhiều ở tấm lòng chứ không phải vật thí?  Mình tạo phước mà được tán thán thì tăng phước hay tổn phước?- TT Pháp Đăng
4. TTGiác Đẳng tóm tắt bài học