Tuesday, April 1, 2014

Bài Học. Thứ Tư ngày 2-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

 bài 22 PHÁP SANH THIÊN


(XXXIII) (Duk. I,6) (It. 26)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Ðầy đủ hai pháp, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới. Thế nào là hai? Giới hiền thiện và Kiến hiền thiện. Ðầy đủ hai pháp này, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới. Thế nào là hai? Giới hiền thiện và Kiến hiền thiện. Ðầy đủ hai pháp này, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Người nào được thành tựu,
Ðầy đủ hai pháp này,
Ðầy đủ Giới hiền thiện,
Ðầy đủ Kiến hiền thiện
Khi thân hoại mạng chung,
Người có chánh trí tuệ,
Người ấy sẽ được sanh
Vào cảnh giới cõi trời

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.



II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
 1. Y cứ theo tam tạng thì người Phật tử nên quan tâm thế nào về cảnh giới tái sanh trong tương lai? - TT Pháp Tân
 2. Chữ hiền thiện ở trong bài kinh nầy nên hiểu thế nào? ĐĐ Pháp Tín
 3 : Bản sớ giải nói rằng giới hiền thiện tức là tứ thanh tịnh giới. Xin cho biết ý nghĩ của tứ thanh tịnh giới - TT Tuệ Siêu
 4 : Tại sao có mười thiện pháp tạo phước mà ở đây chỉ đặc biệt nêu hai pháp? - TT Pháp Tân
 5. Tại sao phần đông khi nghĩ về kiếp lai sinh thường tin vào tha lực hơn là thiện pháp? TT PháĐăng
6. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học



No comments:

Post a Comment