Sunday, April 6, 2014

Bài Học. Thứ Hai ngày 7-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

 bài 27 - BA PHÁP KHIẾN CHÚNG SANH TRẦM LUÂN


(LVI) (Tik. I, 7) (It. 49)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc này. Thế nào là ba? Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Ðịnh tĩnh và tỉnh giác
Chánh niệm đệ tử Phật,
Quán tri các lậu hoặc,
Và hiện hữu lậu hoặc,
Ở đây tâm được diệt,
Và con đường đến diệt,
Tỷ-kheo đã diệt tận,
Các loại lậu hoặc ấy,
Không còn có ước muốn,
Ðược lắng dịu, tịch tịnh.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.



II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
  1:  Phật Học Đại Từ Điển chữ Hán định nghĩa: - 1. Lậu hoặc là từ ngữ đồng nghĩa với phiền não/ - 2. Lậu hoặc là pháp đích thực khiến chúng sanh luân chuyển trong đời / -  3. Lậu hoặc đưa đẩy chúng sanh rơi rớt vào dòng chảy sanh tử. Ba định nghĩa đó có tương đồng với định nghĩa chữ àsava trong Pali Tạng chăng? - TT Pháp Tân
 2. Tại sao trong những pháp lậu không có sân? ÐÐ Pháp Tín
 3 :  Phật ngôn:  “ayoniso, bhikkhave, manasikaroto anuppannā ceva āsavā uppajjanti, uppannā ca āsavā pavaḍḍhantī”ti (ma. ni. 1.15). dựa trên câu Phật ngôn này để giải thích tại sao mà chánh tư niệm hay như lý tác ý có khả năng công năng để giúp chúng ta diệt trừ hay tránh các lậu hoặc mà tại sao các lậu hoặc sanh khởi là do phần lớn nằm ở ayoni so manasikāra là không khéo tác ý hay không như lý tác ý khéo - TT Tuệ Siêu
4. Phật ngôn: "avijjā, bhikkhave, pubbaṅgamā akusalānaṃ dhammānaṃ samāpattiyā anvadeva ahirikaṃ anottappan”ti (itivu. 40) ca. TT - Nầy các Tỳ kheo, vô minh dẫn đầu tất cả pháp bất thiện. Chính từ đó sản sinh vô tàm, vô quý. - TT Tuệ Siêu
 5. Nếu lậu hoặc là đầu mối của sanh tử thì phải chăng sự hiện hữu của chúng ta là thành quả của phiền não?  nếu là vậy thì có vấn đề gì? - TT Pháp Tân
6. TTGiác Đẳng tóm tắt




No comments:

Post a Comment