GIÁO TRÌNH KINH TẬP SUTTANIPÀTA
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Con Đường Chuyển Hoá
I) Kinh Rắn (Sn 1) (Tiếp Theo)
14. Với ai, các tùy miên,
Hoàn toàn không hiện hữu,
Các nguồn gốc bất thiện
Ðược nhổ lên trừ sạch.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
15. Với ai, không có gì,
Do phiền não sanh khởi,
Làm duyên trở lui lại,
Về lại bờ bên này.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
16. Với ai, không có gì,
Do rừng ái sanh khởi,
Tạo nhân khiến trói buộc
Con người vào tái sanh.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
17. Ai đoạn năm triền cái,
Không sầu khổ bực phiền,
Vượt qua được nghi hoặc,
Thoát mũi tên phiền não.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
16. Với ai, không có gì,
Do rừng ái sanh khởi,
Tạo nhân khiến trói buộc
Con người vào tái sanh.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
17. Ai đoạn năm triền cái,
Không sầu khổ bực phiền,
Vượt qua được nghi hoặc,
Thoát mũi tên phiền não.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
II. Thảo Luận: ĐĐ Pháp Tín điều hợp.
1. Phải chăng 5 triền cái là chướng ngại cho một người tu thiền định, và một người tu thiền quán thì phải diệt hoài nghi cái thì mới chứng đắc thiền được? - TT Tuệ Siêu
2. Một người tu tập diệt trừ được các triền cái hay chứng đắc chi phần nào của tầng thiền thì tự vị đó biết hay cần người khác nói người đó mới biết? - TT Pháp Đăng
3. Tại sao trong thùy miên có hoài nghi thùy miên, và trong các triền cái cũng có hoài nghi triền cái. Giữa hai hoài nghi này có khác nhau không? Và khi đoạn trừ hoài nghi này thì hoài nghi kia có được đoạn trừ luôn không? - TT Tuệ Siêu
4. Giải thích câu kinh " Phiền não sanh khởi làm duyên trở lại bờ bên này" - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment