GIÁO TRÌNH KINH TẬP SUTTANIPÀTA
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
(XII) Kinh ẩn sĩ (Sn 35)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
207. Thân mật, sanh sợ hãi,
Trú xứ, sanh bụi bặm,
Không trú xứ, không thân,
Hình ảnh bậc ẩn sĩ.
208. Ai đã chặt sanh hữu,
Không còn gieo giống thêm,
Sanh hữu đã đoạn tận,
Không muốn nó tùy sanh,
Ðược gọi là ẩn sĩ,
Một mình đi im lặng,
Bậc đại sĩ đã thấy,
Con đường tịch tịnh ấy.
209. Sau khi ước lượng đất,
Tìm hiểu được hột giống,
Không còn muốn tham ái,
Ðược tiếp tục tùy sanh,
Vị ấy chân ẩn sĩ,
Thấy sanh diệt chấm dứt,
Ðoạn tận mọi lý luận,
Không rơi vào tính toán.
210. Ðã rõ mọi trú xứ,
Không ham trú xứ nào,
Vị ấy chân ẩn sĩ,
Không tham, không say đắm.
Không còn phải ra sức,
Ðã đạt bờ bên kia.
211. Bậc chiến thắng toàn diện,
Bậc toàn tri, thiện tuệ,
Ðối với tất cả pháp,
Không còn bị ô nhiễm.
Bậc từ bỏ tất cả,
Ái đoạn diệt, giải thoát.
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
212. Vị có trí tuệ lực,
Giới cấm được đầy đủ,
Ðịnh tĩnh, thích thiền định,
Gìn giữ trì chánh niệm,
Giải thoát các trói buộc,
Không hoang vu, lậu tận,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
213. Bộ hành, riêng một mình,
ẩn sĩ, không phóng dật,
Trước chê bai, tán thán,
Không có bị dao động.
Như sư tử, không sợ,
Giữa các tiếng vang động.
Như gió không vướng lưới,
Như son không dính nước,
Bậc lãnh đạo mọi người,
Người không ai lãnh đạo.
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
214. Vị nào biết xử sự,
Như cột trụ hồ tắm,
Khi người khác nói lời,
Lời khen chê cực đoạn,
Vị không có tham ái,
Với căn khéo định tĩnh,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
215. Ai thật tự mình đứng
Thẳng như cây thoi đưa,
Nhàm chán các nghiệp ác,
Quán sát chánh, bất chánh,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
216. Ai biết tự chế ngự,
Không làm các điều ác,
Trẻ và hạng trung niên,
Bậc ẩn sĩ chế ngự,
Vị không nên chọc giận,
Vì không làm ai giận,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
217. Ai sống nhờ người cho,
Nhận lãnh đồ khất thực,
Nhận từ trên, từ giữa,
Hay từ chỗ còn lại,
Không đủ để tán thán,
Không nói lời hạ mình,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
218. Sống thụ hạnh ẩn sĩ,
Từ bỏ sự dâm dục,
Ai lúc còn tuổi trẻ,
Không bị trói buộc gì,
Từ bỏ mạn, phóng dật,
Ðược hoàn toàn giải thoát,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
219. Rõ biết được thế giới,
Thấy được lý chân đế,
Vượt khỏi được bộc lưu,
Vượt biển lớn như vậy.
Vị chặt đứt trói buộc,
Không ỷ lại, vô lậu.
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
220. Hai nếp sống không giống.
An trú, thật xa nhau,
Gia chủ, có vợ con,
Không ngã sở, khéo nhiếp,
Gia chủ không chế ngự,
Ngăn chận hữu tình khác,
Bậc ẩn sĩ luôn luôn,
Che chở loài hữu tình.
221. Giống như loại chim công,
Loại chim có cổ xanh,
Không bao giờ sánh bằng
Chim thiên nga nhanh nhẹn.
Cũng vậy, người gia chủ,
Không sánh bằng Tỷ-kheo,
Bậc ẩn sĩ viễn ly,
Sống thiền định trong rừng
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
1. Câu kinh "không ngã sở khéo nhiếp". Định nghĩa ngã sở và khéo nhiếp, chúng ta phải có suy nghĩ như thế nào để bỏ ngã sở? - TT Tuệ Quyền
2. Phải chăng chỉ có đời sống ở núi rừng, đời sống độc cư mới chế ngự được các căn diệt trừ được các phiền não, tham ái? - TT Pháp Tân
3. Ngày nay chúng ta có thuận lợi gì trong đời sống tu hành, và khó khăn gì , chúng ta phải khắc phục như thế nào để có thể tu tiến? - ĐĐ Pháp Tín
4. Câu kinh "không ngã sở khéo nhiếp". Định nghĩa ngã sở và khéo nhiếp, chúng ta phải có suy nghĩ như thế nào để bỏ ngã sở? - TT Tuệ Siêu
2. Phải chăng chỉ có đời sống ở núi rừng, đời sống độc cư mới chế ngự được các căn diệt trừ được các phiền não, tham ái? - TT Pháp Tân
3. Ngày nay chúng ta có thuận lợi gì trong đời sống tu hành, và khó khăn gì , chúng ta phải khắc phục như thế nào để có thể tu tiến? - ĐĐ Pháp Tín
4. Câu kinh "không ngã sở khéo nhiếp". Định nghĩa ngã sở và khéo nhiếp, chúng ta phải có suy nghĩ như thế nào để bỏ ngã sở? - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment