Friday, November 28, 2014

Bài học. Thứ Sáu ngày 28-11-2014

GIÁO TRÌNH KINH TẬP SUTTANIPÀTA

Giảng Sư:  ĐĐ Pháp Tín

Chương Hai - Tiểu Phẩm

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương Bốn - Phẩm Tám Nhóm

(V) Kinh Thanh Tịnh tám kệ (Sn 154)

788. Ta thấy vị thanh tịnh,
Vị tối thượng, không bệnh,
Sự thanh tịnh con người,
Với tri kiến, đạt được.
Nắm giữ quan điểm này.
Xem đấy là tối thượng,
Vị này sẽ xem trí,
Là tùy quán thanh tịnh.

789. Nếu thanh tịnh con người,
Do tri kiến đạt được,
Hay với trí vị ấy,
Từ bỏ sự đau khổ
Vị ấy có sanh y,
Ngoài Thánh đạo được tịnh,
Vị ấy nói như vậy,
Do tri kiến cá nhân.

790. Bà-la-môn không nói,
Ngoài Thánh đạo được tịnh,
Với điều được thấy nghe,
Giới đức, được thọ tưởng;
Với công đức, ác đức,
Vị ấy không nhiễm trước,
Từ bỏ mọi chấp ngã,
Không làm gì ở đời.

791. Từ bỏ tri kiến cũ,
Y chỉ tri kiến mới,
Ði đến sự tham đắm,
Không vượt qua ái dục;
Họ nắm giữ chấp trước,
Họ từ bỏ xa lánh,
Như khỉ thả cành này,
Rồi lại nắm cành khác,

792. Người tự mình chấp nhận,
Các chủng loại giới cấm,
Ði chỗ cao chỗ thấp,
Sống bị tưởng chi phối;
Người có trí rộng lớn,
Nhờ trí tuệ, quán pháp,
Có trí, không đi đến
Các pháp cao và thấp.

793. Vị ấy đạt thù thắng,
Trong tất cả các pháp,
Phàm có điều thấy, nghe,
Hay cảm thọ, tưởng đến;
Với vị tri kiến vậy,
Sống đời sống rộng mở,
Không bị ai ở đời,
Có thể chi phối được.

794. Họ không tác thành gì,
Họ không đề cao gì,
Họ không có nói lên,
Ðây tối thắng thanh tịnh,
Không dính líu tham đắm,
Mọi chấp trước triền phược,
Họ không tạo tham vọng,
Bất cứ đâu ở đời.

795. Với vị Bà-la-môn
Ðã vượt khỏi biên giới,
Sau khi biết và thấy,
Không có kiến chấp trước.
Tham ái không chi phối,
Cũng không tham, ly tham,
Vị ấy ở đời này,
Không chấp thủ gì khác.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng   điều hợp.
1. Kiến thủ có ảnh hưởng lớn đối với sự tu tập chăng? - TT Pháp Đăng
 2 :  Phải chăng tất cả những mong mõi "ta sẽ là ai trong tương lai" đều là hiện tướng của ái và chính là một trong những nguyên nhân sanh khổ? - TT Pháp Tân
3. Tại sao chấp thủ vào "tưởng" khiến cho trí tuệ "không thể bao la"? - TT Pháp Đăng
 4 : Ý tưởng "tôi sẽ là người hoàn toàn thanh tịnh" có phải là một sở chấp triền phược? - ĐĐ Pháp Tín
  5 : Có nhiều sự thanh tịnh được  đề cập trong kinh như giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh ... Sự thanh tịnh nào khó thành tựu nhất? - TT Pháp Tân
  6 . Tác tạo thiện sự với suy tư thế nào về quả phúc mà không đánh mất sự thanh tịnh? - TT Pháp Đăng

No comments:

Post a Comment