Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Năm Pháp
VI. Phẩm Triền Cái
V) (55) Mẹ Và Con
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, tại Sàvatthi, cả hai mẹ và con đều an cư vào mùa mưa, nhân danh Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni, họ thường xuyên muốn thấy mặt nhau. Mẹ thường xuyên muốn thấy mặt con, và con cũng thường xuyên muốn thấy mặt mẹ. Vì họ luôn luôn thấy nhau, nên có sự liên hệ. Do có sự liên hệ, nên có sự thân mật. Do có sự thân mật, nên có sự sa ngã. Với tâm sa ngã, buông bỏ sự học tập, làm lộ liễu sự yếu đuối, họ rơi vào thông dâm với nhau.
2. Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, tại Sàvatthi, cả hai mẹ con cùng an cư vào mùa mưa, nhân danh Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni, họ thường xuyên muốn thấy mặt nhau, mẹ thường xuyên muốn thấy mặt con và con cũng thường xuyên muốn thấy mặt mẹ. Vì họ thường xuyên thấy nhau, nên có sự liên hệ. Do có sự liên hệ, nên có sự thân mật. Do có sự thân mật, nên có sự sa ngã. Với tâm sa ngã, buông bỏ sự học tập, làm lộ liễu sự yếu đuối, họ rơi vào thông dâm với nhau.
3.- Sao, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si này lại nghĩ rằng: "Mẹ không tham đắm con, hay con không tham đắm mẹ"? Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một sắc nào khác lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, trói buộc như vậy, say sưa như vậy, chướng ngại như vậy cho sự đạt đến an ổn khỏi các khổ ách, tức là, này các Tỷ-kheo, sắc đẹp của nữ nhân. Và này các Tỷ-kheo, loài hữu tình nào ái nhiễm, tham luyến, tham đắm, say đắm, say mê, sắc đẹp của nữ nhân, chúng sẽ sầu ưu lâu dài, vì bị rơi vào uy lực nữ sắc.
Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một tiếng nào khác... một hương nào khác... một vị nào khác... một xúc nào khác lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, trói buộc như vậy, say sưa như vậy, chướng ngại như vậy cho sự đạt đến an ổn khỏi các khổ ách, tức là, này các Tỷ-kheo, cảm xúc của nữ nhân. Và này các Tỷ-kheo, loài hữu tình nào ái nhiễm, tham luyến, tham đắm, say đắm, say mê cảm xúc nữ nhân, chúng sẽ bị sầu ưu lâu dài, vì bị rơi vào uy lực của nữ xúc. Nữ nhân, khi đang đi, sẽ đứng lại để chinh phục tâm người đàn ông; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi cười, khi nói, khi hát, khi khóc, khi bất tỉnh, khi chết, sẽ đứng lại để chinh phục tâm người đàn ông.
Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói rằng: "Là bẫy mồi toàn diện của Màra", thời người ấy đã nói một cách chơn chánh về nữ nhân, thật là "một bẫy mồi hoàn toàn của Màra".
Hãy nói chuyện với người,
Có kiếm ở trong tay,
Nói chuyện với ác quỷ,
Hay ngồi thật gần kề.
Con rắn có nọc độc,
Bị cắn liền mệnh chung,
Nhưng chớ có một mình,
Nói chuyện với nữ nhân.
Thất niệm, họ trói lại,
Với nhìn, với nụ cười,
Với xiêm áo hở hang,
Với lời nói ngọt lịm,
Người ấy vẫn không thỏa,
Bất tỉnh bị mệnh chung.
Năm dục công đức ấy,
Ðược thấy trong nữ sắc
Sắc, thanh, hương, vị, xúc,
Hấp dẫn và đẹp ý.
Bị thác nước dục vọng,
Tràn ngập và cuốn trôi,
Kẻ ngu si vô trí,
Không liễu tri các dục.
Loài người khi mạng chung,
Sanh thú hữu, phi hữu,
Họ phải bị dẫn đầu,
Trong nhiều kiếp luân hồi.
Ai liễu tri các dục,
Sở hành không sợ hãi,
Họ đến bờ bên kia,
Ðạt được lậu hoặc tận.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Tại sao trong quan hệ ái luyến bài kinh dường như quy trách người nữ nhiều hơn thay vì cả hai bên? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Phải chăng theo Phật Pháp hệ luỵ lớn nhất trong ái luyến nam nữ là kéo dài luân hồi? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Một số các tôn giáo quan niệm là sự ái luyến giữa hai người khác phái là "lành mạnh" và sự ái luyến đồng tính là "tội lỗi". Phật Pháp dạy thế nào về điều nầy? Phải chăng gọi là ái luyến thì dù bình thường hay đồng tính vẫn giống nhau? TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Trong bài kinh hôm nay Đức Phật đặc biệt nói đến hấp lực trực tiếp như sắc, thinh, hương ... của người nữ đối với người nam trong lúc có nhiều người cho rằng tình yên nam nữ do tiền duyên nhiều kiếp trước vậy điều nào thường xẩy ra hơn?
do thường cận y duyên nên sinh ra ái luyến. Vậy trường hợp "Tiếng sét ái tình" có phải do cảnh tiền sanh trường trợ duyên cho tham ái sanh khởi hay do tiền duyên nhiều kiếp trước? TT Pháp Đăng
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây KHÔNG được đề cập trong bài kinh hôm nay?
A. Người thiểu trí xem thường khả năng ái luyến xẩy ra trong nhiều trường hợp dường như "bất khả" /
B. Sắc tướng, âm thanh, mùi hương ... của người khác phái có sức mê hoặc hơn hầu hết các cảnh dục khác /
C. Tình yêu là tội lỗi /
D. Người nữ trong rất nhiều hoàn cảnh vẫn muốn chinh phục người nam
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Trắc Nghiệm 1: .C
A. Ở ngoại cảnh /
B. Ở nội tâm /
C. Ở nghiệp quá khứ hay thói quen /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Tân cho đáp án Trắc Nghiệm 2: .D.
No comments:
Post a Comment