Tuesday, January 31, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 31-1-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Giác Đẳng

Chương Năm Pháp
X. Phẩm Kakudha

(I) (91) Ðầy Ðủ (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm đầy đủ này. Thế nào là năm?

2. Tín đầy đủ, giới đầy đủ, nghe đầy đủ, thí đầy đủ, tuệ đầy đủ.

Này các Tỷ-kheo, đây là năm đầy đủ.

II (92) Ðầy Dủ (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm đầy đủ này. Thế nào là năm?

2. Giới đầy đủ, định đầy đủ, tuệ đầy đủ, giải thoát đầy đủ, giải thoát tri kiến đầy đủ.

Này các Tỷ-kheo, đây là năm đầy đủ.



 II. Thảo Luận:   TT  Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Người ta thường nhấn mạnh sự đắc đạo chứng quả là thành tựu của đời sống tu tập vậy thì những thành tựu tín, giới, văn, thí, tuệ có được xem là đáng kể chăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Một người giữ ngũ giới trong sạch có đủ để gọi là thành tựu giới ? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Biển học mênh mông vậy học tới mức độ nào mới gọi là thành tựu văn? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Tại sao sự thành tựu thí quan trọng với người tu tập? ĐĐ Pháp Tín


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Người nào sau đây có thể được gọi là "thành tựu niềm tin"? 
A. Biết vào chùa thắp nhang lạy Phật /
B. Có quy y với pháp danh / 
C. Có bố thí làm phước /
 D. Tin tưởng vào sự giác ngộ của Đức Phật và luôn xem Đức Phật là nơi nương nhò tối thượng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D

 Trắc nghiệm 2. Yếu tố nào sau đây được xem là biểu hiện của thành tựu giới?
 A. Luôn thấy trì giới là một phần quan trọng của đời sống /
 B. Thoải mái an lạc trong sự trì giới / 
C. Hộ trì giới để được giới hộ trì /
 D. Cả ba câu trên

TT Pháp Tân cho đáp án Câu  2:  D

 Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây cho thấy sự khiếm khuyết về văn?
 A. Học cái không đáng học /
 B. Không học cái đáng học /
 C. Học nhưng không thấu đáo /
 D. cả ba câu trên

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 3 là D

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây có thể xem là đúng với Phật Pháp? 
A. Không thí xã thì khó buông bỏ /
 B. Không buông bỏ thì khó thay đổi bản thân /
 C. Không thông thay đổi bản thân thi khó đạt tiến bộ trên hành trình tu tập /
 D. Cả  ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 4 là D

Saturday, January 28, 2017

sinh hoạt đặc biệt Tết Nguyên Đán Đinh Dậu.

Sinh hoạt đặc biệt Tết Nguyên Đán Đinh Dậu


- Mùng Một Tết, PHỨỚC BÁU VÀ DUYÊN LÀNH

- Mùng Hai Tết, Tri Ân và Báo Ân

- Mùng Ba Tết, HƯỚNG NGUYỆN PHƯỚC LÀNH CHO THÂN NHÂN QUÁ VÃNG

1 - Pháp thoại Mùng Ba tết: Phải chăng ngoài sự thắp hương cúng vái, người Phật tử còn làm những gì khác để hướng nguyện công đức đến người thân quá vãng? - TT Tuệ Siêu

2 - Pháp thoại Mùng Ba tết: Chúng ta có thể làm gì trong những ngày đầu xuân để "tạo phước hồi hướng"? - TT Pháp Đăng

 3 - Pháp thoại Mùng Ba tết: Đoạn kinh sau được trích từ Tiểu Bộ Kinh: "Những thân nhân quá vãng / Vân tập các đạo tràng / Nhận được phước hồi hướng / Thường thốt lời cảm kích / Mong ân nhân của mình / Ðược trường thọ phúc lạc / Người đã tạo công đức / Chắc chắn được quả lành ". Tại sao người hồi hướng công đức  cũng được lợi lạc? - TT Pháp Tân


4 - Pháp thoại Mùng Ba tết: Tâm thành thường nghĩ đến các loại hoá sanh (chư thiên, ngạ quỹ..) và hồi hướng phước lành có ảnh hưởng gì đến nội tâm của người tu Phật? - ĐĐ Nguyên Thông


 5 - Pháp thoại Mùng Ba tết. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có đoạn: "Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các đền miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm." Phải chăng những sự cúng kiếng tại các đền miếu cũng có giá trị trên phương diện xã hội? - TT Pháp Tân

6 - Pháp thoại Mùng Ba tết. Ngày tết mà nghĩ tới phước đức, nghĩ tới thân nhân hiện tiền hay quá vãng có mất vui không? - TT Pháp Đăng


Friday, January 27, 2017

Bài học. Thứ Sáu ngày 27-1-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  ĐĐ Pháp Tín

Chương Năm Pháp
IX. Phẩm Trưởng Lão

(X) (90) Vị Tỷ Kheo Hữu Học (2)

1. - Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển. Thế nào là năm?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo hữu học có nhiều công việc, có nhiều việc phải làm, khéo léo trong công việc phải làm, từ bỏ độc cư Thiền tịnh, không chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ nhất khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học suốt ngày làm những công việc nhỏ nhặt, từ bỏ độc cư Thiền tịnh, không có chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ hai khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học sống liên hệ nhiều với các vị tại gia và xuất gia, hệ lụy với các sự việc tại gia không thích đáng, từ bỏ độc cư Thiền tịnh, không chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ ba khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo hữu học đi vào làng quá sớm, từ giã làng quá muộn, từ bỏ độc cư Thiền tịnh, không chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ tư khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo hữu học đối với các câu chuyện nghiêm trang, khai tâm như các câu chuyện về ít dục, câu chuyện về tri túc, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không hội họp, câu chuyện về tinh cần, tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát tri kiến. Các câu chuyện ấy, vị ấy có được có khó khăn, có được có mệt nhọc, có được có phí sức. Vị ấy từ bỏ độc cư Thiền tịnh, không chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ năm khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

7. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển. Thế nào là năm?

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo hữu học không có nhiều công việc, không có nhiều việc phải làm, không khéo léo trong công việc phải làm, không từ bỏ độc cư Thiền tịnh, chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ nhất không khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo hữu học không suốt ngày làm những công việc nhỏ nhặt, không từ bỏ độc cư Thiền tịnh, chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ hai không khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo hữu học không sống liên hệ nhiều với các vị tại gia và xuất gia, không hệ lụy với các việc tại gia không thích đáng, không từ bỏ độc cư Thiền tịnh, chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ ba không khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo hữu học không đi vào làng quá sớm, không từ giã làng quá muộn, không từ bỏ độc cư Thiền tịnh, chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ tư không khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

12. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo hữu học đối với các câu chuyện nghiêm trang, khai tâm, như câu chuyện về ít dục, câu chuyện về tri túc, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không hội họp, câu chuyện về tinh cần tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát tri kiến. Các câu chuyện ấy có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, không từ bỏ độc cư Thiền tịnh, chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ. Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, không đưa đến thối chuyển cho vị Tỷ-kheo hữu học.


 II. Thảo Luận:   TT  Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Phải chăng người đi tu không nên trau giồi những khả năng đặc biệt như thư pháp, làm thơ ... vì như vậy sẽ xao lãng sự tu tập? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 2. Quan hệ mật thiết giữa chư tăng và người cư sĩ thường tốt cho sinh hoạt chùa nhưng trở ngại sự tu tập như thế nào? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Tại sao ngày nay trong sinh hoạt bình thường chư tăng ít bàn về Phật Pháp như ngày xưa? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Siêng năng thế nào gọi là chánh cần, chánh tinh tấn? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5: tại sao đi sớm về muộn tạo nên sự bất lợi cho thiền định? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 6. Phải chăng trong sự tu tập nếu không tiến bộ thì thối chuyển, nói cách khác ít khi đứng yên một chỗ? - TT Tuệ Siêu


 III. Trắc Nghim
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không khiến vị Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

Thursday, January 26, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 26-1-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương Năm Pháp
IX. Phẩm Trưởng Lão

(IX) (89) Vị Tỷ Kheo Hữu Học (1)

1. - Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển. Thế nào là năm?

2. Ưa sự nghiệp, ưa đàm luận, ưa ngủ, ưa có quần chúng, không quán sát tâm như đã được giải thoát.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.

3. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển. Thế nào là năm?

4. Không ưa sự nghiệp, không ưa đàm luận, không ưa ngủ, không ưa có quần chúng, quán sát tâm như đã được giải thoát.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không khiến Tỷ-kheo hữu học thối chuyển.


 II. Thảo Luận:   TT  Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Định nghĩa chữ sekha (hữu học) ở đây phải chăng cho thấy những những từ vựng được sử dụng trong Phật học trên cả hai phương diện chuyên môn và thường thức? TT Pháp Tân
 Thảo luận 2. Ưa thích hoạt động thường mang ý nghĩa tích cực nhưng trong bài kinh nầy lại tiêu cực. Làm sao để phân biệt trường hợp nào là tốt hay không tốt? - ĐĐ Pháp Tín - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 3. Tại sao phiếm luận lại xem là một hành vi bất thiện nghiêm trọng trong Phật Pháp? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Người thường bị mất ngủ có nên tu thiền chăng? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. Ưa thích liên lạc bằng điện thoại có tính vào pháp thứ tư "ưa thích bè bạn, đám đông"? TT Tuệ Quyền


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học?
 A. Bậc hữu học, dùng như một thuật ngữ, chỉ cho "các bậc thánh đang hành trình trên đường dẫn tới giải thoát" gồm sơ đạo, sơ quả, nhị đạo, nhị quả, tam đạo, tam quả và tứ đạo /
 B. Bậc vô học (asekha) chỉ cho bậc "những gì cần làm đã làm" tức bậc chứng vô lậu chánh trí /
 C. Phàm nhân đang tu tập CÓ THỂ thuộc về hữu học trong ý nghĩa phổ thông/ 
D. Ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D

Wednesday, January 25, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 25-1-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Đăng

Chương Năm Pháp
IX. Phẩm Trưởng Lão

(VIII) (88) Vị Trưởng Lão

1. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo Trưởng lão đem lại bất hạnh cho đa số, đem lại không an lạc cho đa số, đem lại không lợi ích, bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là năm?

2. Vị Tỷ-kheo Trưởng lão là bậc kỳ cựu, xuất gia đã lâu ngày, được nhiều người biết đến, có danh vọng, được một số đông người tại gia, xuất gia đoanh vây, nhận được các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Bậc nghe nhiều,  thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe. Các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quan sát, , nhưng không chuyên ý quan sát, không thấu triệt với tri kiến, co tri kien sai lạc. Vị ấy có tà kiến, có tri kiến điên đảo. Vị ấy làm cho nhiều người từ bỏ diệu pháp, chấp nhận phi diệu pháp. Vì vị Tỷ-kheo Trưởng lão là bậc kỳ cựu, xuất gia đã lâu ngày, nhiều người làm theo tri kiến vị ấy. Vì vị Tỷ-kheo Trưởng lão được nhiều người biết đến, có danh vọng, được một số đông người tại gia, xuất gia đoanh vây, nhiều người làm theo tri kiến vị ấy. Vì rằng, vị Tỷ-kheo Trưởng lão nhận được các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhiều người làm theo tri kiến vị ấy. Vì rằng vị Tỷ-kheo là bậc nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe, nhiều người làm theo tri kiến vị ấy.

Thành tựu năm pháp này, vị Tỷ-kheo Trưởng lão đem lại bất hạnh cho đa số, đem lại không an lạc cho đa số, đem lại không lợi ích, bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.

3. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo Trưởng lão đem lại hạnh phúc cho đa số, đem lại an lạc cho đa số, đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là năm?

4. Vị Tỷ-kheo Trưởng lão là bậc kỳ cựu, xuất gia đã lâu ngày, được nhiều người biết đến, có danh vọng, được một số đông người tại gia, xuất gia đoanh vây, nhận được các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Bậc nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe. Các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quan sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến. Vị ấy có chánh kiến, không có tri kiến điên đảo. Vị ấy làm cho nhiều người từ bỏ phi diệu pháp, chấp nhận diệu pháp. Vì vị Tỷ-kheo Trưởng lão là bậc kỳ cựu xuất gia đã lâu ngày, nhiều người làm theo tri kiến vị ấy. Vì vị Tỷ-kheo Trưởng lão đã được nhiều người biết đến, có danh vọng, được số đông người tại gia xuất gia doanh vây, nhiều người làm theo tri kiến vị ấy. Vì rằng vị Tỷ-kheo Trưởng lão nhận được các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhiều người làm theo tri kiến vị ấy. Vì rằng vị Tỷ-kheo Trưởng lão là bậc nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe, nhiều người làm theo tri kiến vị ấy.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo Trưởng lão đem lại hạnh phúc cho đa số, đem lại an lạc cho đa số, đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.


 II. Thảo Luận:   TT  Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Tại sao một người "học nhiều "Phật Pháp vẫn chấp thủ tà kiến? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Người tu Phật làm thế nào để trau dồi chánh kiến? - TT Tuệ Siêu



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây rất dễ dàng khiến người Phật tử chấp kiến sai lạc?
 A. Thờ Phật như là một đấng ban phước tha tội /
 B.  Tin là tất cả những gì xẩy ra trong cuộc sống đều do số phần /
 C. Nghi thức thức thờ cúng là sự thể hiện tốt nhất để hành trì Phật Pháp /
 D. Cả ba điều trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây giúp người Phật tử phát huy được chánh kiến nội tại?
 A. Nhận thức hành vi tạo tác có quả báo /
 B. Nhận thức tất cả pháp hữu vi đều biến dịch, bất toàn và vô hộ vô chủ vì do nhiều nhân nhiều duyên mà thành/
 C. Nhận thức giác ngộ, giải thoát là cứu cánh đích thực của người tu Phật /
 D. Cả ba điều trên


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 là D

Tuesday, January 24, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 24-1-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Quyền

Chương Năm Pháp
IX. Phẩm Trưởng Lão

(VII) (87) Giới

1. - Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo Trưởng lão đối với các vị đồng Phạm hạnh được ái mộ, được ưa thích, được tôn trọng, được làm gương để tu tập. Thế nào là năm?

2. Có giới, sống được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhiệm, chấp nhận và học tập các học pháp, nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe. Các pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến; thiện ngôn dùng lời thiện ngôn, lời nói tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ, phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, đem đến hiện tại lạc trú. Do đoạn tận các lậu hoặc, vị ấy tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo Trưởng lão đối với các vị đồng Phạm hạnh được ái mộ, được ưa thích, được tôn trọng, được làm gương để tu tập.


 II. Thảo Luận:   TT  Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Bài kinh hôm nay đề cập năm đức tánh đáng hoan hỷ của một bậc trưởng lão : có giới hạnh, kiến văn quảng bác, có khả năng truyền đạt tốt, thuần thục trong thiền định và chứng đạt giải thoát. Năm điều đó khiến một bậc tu hành "hoàn hảo". Trong cảnh giới phàm phu bất toàn thì chúng ta có thể học hỏi được những gì từ đó? - TT Pháp Tân
Thảo luận 2. Tại sao nói đến thiền định là nói đến tự tại do thuần thục? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Tại sao trong khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ ở đây lại đề cập tới sự phát âm, giọng nói tốt? ĐĐ Pháp Tín


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây không được đề cập trong những đặc tính đáng quý của một bậc trưởng lão?
 A. Có học vị cao / 
B. Có chức vụ quan trọng / 
C. Có chùa chiền to lớn / 
D. Cả ba câu trên 

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Điểm nào sau đây nói lên sự thuần thục trong thiền định?
 A. Nhập được xuất được / 
B. Xuất nhập thiền định như ý / 
C. Càng tu tập càng thấy dễ dàng thoải mái / 
D. Cả ba câu trên đều đứng


TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Cách biểu đạt ngôn ngữ rõ ràng trong sáng  cho thấy điều nào sau đây? 
A. Ý tưởng trong sáng /
 B. Thiện xảo trong ngôn ngữ / 
C. Có thái độ hoà nhã với người nghe / 
D. Cả ba điều trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 3 là D

Monday, January 23, 2017

Bài học. Thứ Hai ngày 23-1-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng

1-10 Nam Cư Sĩ

1. - Trong các vị đệ tử nam cư sĩ của Ta, này các Tỷ-kheo, đã quy y đầu tiên, tối thắng là các người buôn bán Tapassu Bhallikà.

2. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... bố thí, tối thắng là gia chủ Sudatta Anàthapindika.

3. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... thuyết pháp, tối thắng là Citta Macchikassandika.

4. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... nhiếp phục một hội chúng nhờ Bốn nhiếp pháp, tối thắng là Hatthaka Alavaka.

5. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... bố thí các món ăn thượng vị, tối thắng là Mahànàma Sakka.

6. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... bố thí các món đồ khả ý, tối thắng là gia chủ Ugga Vesàlika.

7. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... hộ trì Tăng chúng, tối thắng là Hatthigàmala Uggàta.

8. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... có lòng tịnh tín bất động, tối thắng là Sùra Ambattha.

9. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ ... được dân chúng kính mến, tối thắng là Jivaka Komàrabhacca.

10. Trong các vị đệ tử nam cư sĩ của Ta, nói chuyện một cách thân mật, này các Tỷ-kheo, tối thắng là gia chủ Nakulapità.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Người tu tập nên quan niệm thế nào là vừa phải trong sự chăm sóc sức khoẻ bản thân? TT Pháp Đăng
Thảo luận 2. Chấp tác (lao tác bằng tay chân như quét dọn..) có trở ngại cho người tu thiền chăng? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Phải chăng những người biết mình mang bệnh truyền nhiễm thì không thể thọ đại giới? TT Tuệ Siêu



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây là đúng khi đề cập đến việc chăm sóc sức khoẻ của người tu tập?
 A. Không hành xác /
 B. Không lợi dưỡng /
 C. Tránh tối đa làm gánh nặng cho đàn tín và bạn đồng tu /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 1 là D

 Trắc nghiệm 2. Chi tiết nào sau đây đúng với sử liệu về thái y Jìvaka?
 A. Là một y sĩ tài ba xuất chúng /
 B. Là người đã từng thỉnh cầu Đức Phật ban hành một số học giới liên quan tới sức khoẻ của chư tăng /
 C. Là người tiến dẫn vua Ajàsattu (A Xà Thế) diện kiến Đức Thế Tôn /
 D. Cả ba điều trên


TT Tuệ Siêu  cho đáp án Câu trắc nghiệm Số 2: D