Wednesday, January 4, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 4-1-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Năm Pháp
VII. Phẩm Tưởng


(VII) (67) Thần Thông (1)

1. – Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, này các Tỷ-kheo, tu tập năm pháp, làm cho sung mãn năm pháp, được chờ đợi là vị ấy được một trong hai quả, ngay trong hiện tại được chánh trí, hay nếu có dư y, chứng được Bất lai. Thế nào là năm?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thần túc câu hữu với dục định tinh cần hành, tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành, tu tập thần túc câu hữu với tâm định tinh cần hành, tu tập thần túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành, và thứ năm là tăng thượng tinh tấn.

Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, này các Tỷ-kheo, tu tập năm pháp, làm cho sung mãn năm pháp, được chờ đợi là vị ấy được một trong hai quả: ngay trong hiện tại được chánh trí, hay nếu có dư ý, chứng được Bất lai.

(VIII) (68) Thần Thông (2)

1. – Trước khi Ta giác ngộ, này các Tỷ-kheo, khi Ta chưa Chánh đẳng Chánh giác, còn là Bồ-tát, Ta đã tu tập năm pháp, làm cho sung mãn năm pháp. Thế nào là năm?

2. Ta đã tu tập thần túc câu hữu với dục định tinh cần hành, đã tu tập túc, câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành, đã tu tập thần túc câu hữu với tâm định tinh cần hành, đã tu tập thần túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành, và thứ năm là tăng thượng tinh tấn. Này các Tỷ-kheo, do Ta tu tập và làm cho sung mãn các pháp với tăng thượng tinh tấn là thứ năm, tùy theo Ta hướng tâm đến pháp nào cần được chứng ngộ với thắng trí, để có thể chứng ngộ với thắng trí, Ta có thể đạt đến pháp ấy, dầu thuộc hành xứ nào. Nếu Ta muốn, ta có thể chứng được nhiều loại thần thông, tự thân có thể đạt được phạm thiên giới. Ở đây ta có thể đạt đến pháp ấy, dầu thuộc hành xứ nào. Nếu Ta muốn… do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại với thắng trí, Ta tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tại đấy, Ta có thể đạt đến pháp ấy, dầu thuộc hành xứ nao


 II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp


Thảo luận 1. Bốn pháp thần túc có thể áp dụng thế nào trong đời sống hằng ngày (thí dụ như người Phật tử đi chùa hằng tuần)? TT Pháp Tân

 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây hợp với ý nghĩa của "dục như ý túc"? 
A. Có chí thì nên /
 B. Không phải muốn là được nhưng thường thì những điều đạt được đều phải có sự tha thiết /
 C. Học tài thi mạng /
 D. Lên non mới biết non cao

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 1 la B

Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây hàm ý "có ước  muốn mà thiếu nỗ lực"?
 A. Ôm cây đợi thỏ / B. Nằm chờ sung rụng /
 C. Hai câu A và B đều đúng /
 D. Cả ba câu trên đều sai

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2: C .

Trắc nghiệm 3. Thí dụ nào sau đây tương đồng với ý nghĩa của "Tâm như ý túc"? 
A. Muốn nhuộm tốt thì tấm vải phải giặt sạch /
 B. Muốn trồng hoa thì mảnh đất phải dọn cỏ dại /
 C. Thân thể tắm rửa sạch sẽ thì sảng khoái làm việc /
 D. Cả ba thí dụ trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3: D . 

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây GẦN với ý nghĩa của "thẩm thần túc"?
 A. Hiểu và thương /
 B. Thấy rõ sanh diệt yểm ly các hành /
 C. Phân biệt được chánh tà nên quyết lìa mê lộ /
 D. Cả ba câu trên đều dùng được


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 4 : D

No comments:

Post a Comment