Saturday, January 7, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 7-1-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Tân

Chương Năm Pháp
VIII. Phẩm Chiến Sĩ

(II) (72) Tâm Giải Thoát Quả (2)

1. - Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến tâm giải thoát quả, tâm giải thoát lợi ích, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát lợi ích. Thế nào là năm?

2. Tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến tâm giải thoát quả, tâm giải thoát lợi ích, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát lợi ích.

3. Khi nào vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, có tâm giải thoát và tuệ giải thoát, này các Tỷ-kheo vị ấy được gọi là Tỷ-kheo đã cất đi các vật chướng ngại, đã lấp các thông hào, đã nhổ lên cột trụ, đã mở tung các ổ khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

Và thế nào là Tỷ-kheo đã cất đi các vật chướng ngại?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã cắt đứt tận gốc rễ, đã làm cho như thân cây tàla, đã làm cho không thể hiện hữu, không thể tái sanh trong tương lai. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã cất đi các vật chướng ngại.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã lấp các thông hào?

5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt đứt tận gốc rễ, đã làm cho như thân cây tàla, đã làm cho không thể hiện hữu, không thể sanh khởi trong tương lai. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo dã lấp các thông hào.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ?

6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ tham ái, đã cắt đứt tận gốc rễ, đã làm cho như thân cây tàla, làm cho không thể hiện hữu, không thể sanh khởi trong tương lai. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã mở tung các ổ khóa?

7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt đứt tận gốc rễ, đã làm cho như thân cây tàla, đã làm cho không thể hiện hữu, không thể sanh khởi trong tương lai. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các ổ khóa.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi Tỷ-kheo là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy?

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt đứt tận gốc rễ, đã làm cho như thân cây tàla, đã làm cho không thể hiện hữu, không thể sanh khởi trong tương lai. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.


 II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Phật ngôn "Nhận thức vô thường; nhận thức khổ trong vô thường; nhận thức vô ngã trong khổ ..." Nếu vậy thì nhận thức vô thường ở đâu? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 2. Tại sao "nhận thức khổ trong vô thường" mà không ở vô ngã? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Phải chăng Phật ngôn "Nếu sắc, thọ, tưởng, hành, thức là của ta thì người đời có thể nói xin cho các uẩn của ta như thế nầy hoặc đừng như thế kia" đồng nghĩa với "nhận thức vô ngã trong khổ "?ĐĐ Pháp Tín



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Người tu có thể nhận thức vô thường ở đâu? 
A. Sự sanh diệt 
/ B. Sự khổ não / 
C. Sự bất như ý /
 D. Sự thay đổi

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 1 là A

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây nằm trong định nghĩa của chữ dukkha (thường dịch là khổ)?
 A. Bất toàn (không hoàn hảo) /
 B. Bất toại (không như ý) /
 C. Rỗng không /
 D. Cả ba điều trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 là D


No comments:

Post a Comment