Phạn ngữ Pàli – Lễ Phật - cách phát âm
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Ngày 5.10.2020
Bài 9
Kinh văn: CÁI GỌI LÀ CHÚNG SANH
Học Phạn ngữ: Tiếp vĩ ngữ của danh từ
Phật pháp dạy sự đau khồ phần lớn bắt nguồn từ sự chấp ngã đối với
dòng sanh diệt của thân tâm hay năm uẩn. Người ta tin rằng chấp kiến là hạnh phúc,
phần lớn các tôn giáo dạy về chân ngã. Quán sát “đây không phải là của ta, không
phải là ta, không phải là tự ngã của ta “ là cách thắp sáng ý thức về thực tướng
vô ngã đối với tất cả hiện tượng.
Ðược sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Ði đâu hữu tình diệt?
4) Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
“kiṃ nu sattoti paccesi? suddhasaṅkhārapuñjoyaṃ, yathā hi aṅgasambhārā, evaṃ khandhesu santesu, dukkhameva hi sambhoti, dukkhaṃ tiṭṭhati
veti ca. nāññatra dukkhā sambhoti, nāññaṃ
dukkhā nirujjhatī”ti. |
Sao người lại nói mãi Ðến
chữ chúng hữu tình? Hỡi này Ác ma kia Người rơi vào kiến chấp Ðây quy tụ các hành, Chúng sanh được hình thành, Như bộ phận kết hợp, Tên xe được nói lên. Cũng vậy, uẩn quy tụ. Thường thức gọi chúng sanh. Chỉ có khổ được sanh, Khổ tồn tại, khổ diệt, Ngoài khổ, không gì sanh, Ngoài khổ không gì diệt. |
(Bản dịch của HT Thích Minh Châu)
kiṃ = cái gì? tại sao?
Nu = bây giờ, nay
Sattoti
=
satta + iti = chúng sanh, loài hữu tình
Paccesi = lập lại
Māra = ác ma, ma vương
diṭṭhigataṃ = kiến chp
nu
te= ngươi, ông
(nhân xưng đại danh từ biến thể của tvaṃ)
suddhasaṅkhārapuñjoyaṃ = suddha+saṅkhāra+puñjoya
= ở đây chỉ là sự tập hợp của pháp hữu
vi
nayidha
sattupalabbhati = na+ idha + satta + upalabbhati = ở đấy không tìm thấy một
thực thể chúng sanh (chân ngã)
yathā = giống như
hi = đối với
aṅgasambhārā
=
aṅga + sambhārā =sự kết hợp các cơ phận
hoti = là
saddo = âm thanh, tên
gọi
ratho = chếc xe
iti
evaṃ
=
như vậy
khandhesu = uẩn, ấm
santesu
= hiện hữu
hoti = là
sattoti = chúng sanh ,
loài hữu tình
sammuti
=
thi thiết, chế định, gọi theo thông tục, mặc định thường thức
dukkhameva = khổ
hi
sambhoti = sanh, tập
khởi
dukkhaṃ = khổ
tiṭṭhati
=
tiếp diễn, tồn tại
veti = diệt, tan biến
ca
=
và
nāññatra = na+āññatra =
không có cái khác,
dukkhā
=
đau khổ
sambhoti
=
sanh khởi
nāññaṃ
dukkhā
nirujjhatī”ti.+ đoạn diệt
Hai câu cuối: nāññatra dukkhā sambhoti, nāññaṃ dukkhā nirujjhatī”ti. Nên hiểu chung là “tất cả chỉ là hiện tượng sanh diệt của khổ chứ không có bản ngã hằng hữu (chỉ có đau khổ chứ không có người đau khổ)
Chữ ma trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Māra trong tiếng Phạn được người Trung Hoa phiên âm. Người ta thường nghĩ là ma thấp hơn quỷ, thần. Đó là quan niệm thường thức. Chữ Māra trong kinh điển Phật giáo mang ý nghĩa rộng hơn là lối hiểu về “những linh hồn vất vưởng”. Trong bài kinh nầy dịch là Ác ma có thể là một vị thiên tà kiến quấy phá những bậc tu hành.
Trong một bài học trước đây có đề cập về sự phân loại danh từ trong Phạn ngữ Pàli theo ba giống là nam tánh (pulliṅga).
nữ
tánh ( itthiliṅga) và trung tánh (napuṃsakaliṅga). Nhưng phân chia như vậy vẫn
“chưa hết phiền phức” với người Việt Nam. Mỗi giống lại được biến thể tuỳ vào
nguyên âm cuối cùng (tiếp vĩ ngữ) như a, i, u. Những danh từ Buddha (Phật),
Dhamma (Pháp) and Saṅgha (Tăng) thuộc nam tánh có tiếp vĩ ngữ A. Một số danh từ
sau đây cũng cùng giống và tiếp vĩ ngữ:
NGƯỜI |
ĐỒ
VẬT |
SINH
VẬT |
NƠI
CHỐN |
purisa
= đàn ông putta
= con trai dāraka
= bé trai cora
= kẻ trộm vāṇija
= thương gia sāvaka
= thinh văn đệ tử Phật amacca
= thượng thư ācariya
= giáo sư sissa
= học trò mitta
= bạn hữu kassaka
= nông dân |
ratha=
chiếc xe Āhāra
= thực phẩm Odana
= cơm Hattha
= tay Pāda
= chân Rukkha
= cây tiṇa
= cỏ ovāda
= huấn ngôn pañha
= câu hỏi pāṭha
= bài học |
aja
= dê sīha
= sư tử sunakha
= chó assa
= ngựa gaja
= voi maccha
= cá mora
= công kāka
= quạ suka
/ suva = két |
vana
= rừng magga
= đường pabbata=
núi nagara
= thành phố gāma
= làng ākāsa
= sky samudda
= biển vihāra
= tịnh xá geha
= nhà pāsāda
= cung điện sagga
= thiên giới niraya
= địa ngục |
Có
rất nhiều từ phân theo giới tính nghe không hợp lý nhưng đừng hỏi tại sao (…).
Cách chia danh từ tuỳ thuộc vào tiếp vĩ ngữ nên đây là điểm cần lưu ý.
Nguyên âm V trong tiếng Pàli đọc như W trong tiếng Anh hay QU trong tiếng Việt thí dụ chữ evaṃ. Không nên phát âm theo V trong tiếng Việt dù giọng Bắc hay giọng Nam.