Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Bài 30
Tâm Quả Siêu Thế (Lokuṭṭaraphalacitta)
Tâm quả siêu thế là những tâm do tâm đạo siêu thế tạo thành theo nguyên lý “nhân quả ” mặc dù chỉ là sát na trước và sát na sau. Nguyên lý nhân quả được hiểu là do thuộc tánh tư (cetanā) trong tâm thiện tạo thành tâm quả - trong trường hợp nầy là tâm thiện siêu thế hay tâm đạo (maggacitta).
Những tâm quả tịnh hảo kể trên (trừ tâm quả vô nhân) thì có cùng
những đặc tánh với tâm thiện. Thí dụ tâm quả tho hỷ hợp
trí vô trợ thì tạo nên bởi tâm thiện tho hỷ hợp trí vô trợ.
|
Thời gian trỗ quả |
chức năng |
Tâm quả dục giới tịnh hảo |
hiện báo, sanh báo và hậu báo |
tục sinh, tiềm thức, mạng chung, dư hưởng |
Tâm quả sắc giới |
Sanh báo |
tục sinh, tiềm thức, mạng chung |
Tâm quả vô sắc giới |
Sanh báo |
tục sinh, tiềm thức, mạng chung |
Tâm quả siêu thế |
hiện báo |
Xử lý cảnh |
Chú thích:
Hiện báo là trỗ quả trong hiện kiếp, sanh báo là dẫn đi tái sanh
kiếp kế tiếp, hậu báo là trỗ quả từ kiếp thứ ba trở đi.
Tục sinh là tâm khởi đầu kiếp sống quyết định nhiều lãnh vực trọn kiếp sống; tiềm thứ (bhavanga) giống trạng thái tâm tục sinh tính từ sát na thứ hai cho đến áp chót mang chức trì nghiệp (hộ kiếp); tâm mệnh chung là sát na tâm cuối cùng của kiếp sống có thể do hết thọ mạng hay bị chi phối bởi chướng nghiệp hoặc đoạn nghiệp.
Tâm xử lý (javana) là tâm không thuộc tiềm thức, ngũ quan, cơ năng mà xử lý đối với cảnh trong diễn trình tâm thức.
Mặc dù tâm quả siêu thế trỗ theo cách hiện báo nghiệp nhưng nên hiểu là sau sát na tâm đạo thì lập tức tâm quả siêu thế sanh khởi không có gián đoạn thời gian (akàliko)
Tâm quả siêu thế sanh sau tâm đạo là sự sanh khởi đương nhiên như
bóng đèn bật sáng (tâm đạo) và ánh sáng tiếp tục (tâm quả).
Trong tâm siêu thế có từ vựng tâm quả dịch chữ phala trong lúc
trong các tâm quả hiệp thế thì tâm quả dịch từ chữ vipàka. Phala là trái kết thành
do hoa (mang tính chóng vánh) còn vipàka là trái từ hạt giống (trãi qua quá trình
dâm chồi nảy lộc, cây con, cây lớn, đơm hoa kết trái). Trong Phật học tiếng Việt
có thể tạm gọi phalacitta tâm quả siêu thế, vipàka là tâm quả dị thục. Trong trường
hợp nầy khó tìm chữ tương đương.
Cụm từ đắc chứng đạo quả thường khiến người ta
hiểu là đắc thành quả vị tu hành giống như trong ý nghĩa đạo quả được nói đến trong
Thắng Pháp. Kỳ thật thì trong văn hoá Phật giáo Việt Nam quả vị thường được hiểu
như duyên giác, bồ tát, thanh văn… ý nghĩa RẤT KHÁC với tâm quả siêu thế là thành
quả của tâm đạo siêu thế ở đây.
Một người học trò được đạo tạo
trong một trường phái nghệ thuật, tư tưởng … tuy có thể làm nên những tác phẩm
hay tư tưởng có tầm cở nhưng không thể tạo ảnh hưởng như vị thầy đặc biệt trong
trường hợp chỉ là “phiên bản” của người đi trước. Tâm quả siêu thế cũng là trạng
thái cao siêu nhưng không tạo nên ảnh hưởng đột phá như tâm đạo.
Tâm
quả siêu thế là những “phiên bản” của tâm đạo nhưng không có công năng sát trừ
phiền não.
Tâm Quả Siêu Thế (Lokuṭṭaraphalacitta) trong biểu đồ chư pháp:
Bài
học trước là: Các Thứ Tâm Đạo
Bài
học tiếp theo sẽ là: Các Thứ Tâm Quả Siêu Thế
No comments:
Post a Comment