Monday, October 20, 2014

Bài học. Thứ Ba ngày 21-10-2014

GIÁO TRÌNH KINH TẬP SUTTANIPÀTA

Giảng Sư:  TT Tuệ Quyền

Chương Hai - Tiểu Phẩm

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

(IV) Kinh Ðiềm Lành Lớn (Kinh Ðại Hạnh Phúc - Mahamangala Sutta) (Sn 46)
Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên nhân, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên nhân ấy với bài kệ bạch Thế Tôn:

Thiên nhân:

258. Nhiều Thiên nhân và Người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên
Về điềm lành tối thượng.

Thế Tôn:

259. Không thân cận kẻ ngu,
Nhưng gần gũi bậc trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ
Là điềm lành tối thượng.

260. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tụ tâm,
Là điều lành tối thượng.

261. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói
Là điềm lành tối thượng.

262. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi dưỡng vợ và con,
Làm nghề không rắc rối
Là điềm lành tối thượng.

263. Bố thí, hành đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm
Là điềm lành tối thượng.

264. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong pháp, không phóng dật
Là điềm lành tối thượng.
265. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh pháp
Là điềm lành tối thượng.

266. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận pháp,
Là điềm lành tối thượng.

267. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế,
Giác ngộ quả Niết bàn
Là điềm lành tối thượng.

268. Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn
Là điềm lành tối thượng.

269. Làm sự việc như vậy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Thế nào gọi là khắc khổ, và tại sao khắc khổ lại là điềm lành tối thượng? - TT Pháp Đăng
 2. Chữ phạm hạnh (brahmacariya) được hiểu trong Phật pháp khác biệt gì với Bà la môn giáo? - TT Tuệ Siêu
3. Chánh kiến trong bát chi đạo trong tâm đạo thấy Niết Bàn nhưng có thế sự khổ chăng? - TT Tuệ Siêu
4. Chứng ngộ quả Niết bàn ở đây phải chăng là tâm đạo? - TT Tuệ Siêu

5. Với sự bao quát nhiều phương diện khác nhau về sự cát tường trong bài kinh nầy cho chúng ta thấy gì về Phật Pháp? - TT Pháp Đăng




No comments:

Post a Comment