Monday, February 29, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 1-3-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
II. Phẩm Hành

(V) (15) Thi Thiết

- Này các Tỷ-kheo, có bốn thi thiết tối thượng này. Thế nào là bốn?

Tối thượng trong những kẻ có tự ngã, này các Tỷ-kheo, tức là Ràhu, A-tu-la vương. Tối thượng trong các vị thọ hưởng các dục, này các Tỷ-kheo, tức là vua Mandhàtà. Tối thượng trong các vị có quyền lực tối thắng, này các Tỷ-kheo, tức là ác Ma. Trong thế giới chư Thiên, Ác ma, Phạm thiên, cùng với các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, này các Tỷ-kheo, Như Lai được gọi là tối thượng, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Này các Tỷ-kheo, có bốn sự thi thiết tối thượng này.

Ràhù là tối thượng
Trong các vị tự ngã
Mandhàtà tối thượng
Trong các vị hưởng dục
Màrà là tối thượng
Giữa những bậc uy quyền
Với thần túc danh xưng
Vị ấy được chói sáng
Phía trên, ngang phía dưới
Khắp sanh thú ở đời 
Trong thế giới chư Thiên
Phật được gọi tối thượng.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu 1 :  Tại sao Ác Ma có đại tội , mà sao lại là Đức Phật tương lai ? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận câu 2: sự chướng duyên khi Duc The Ton sap thanh đạo Ma Vuong đên quấy nhiễu Ngài , là do thử lòng Người tu . Hay là do 1 nhân duyên nao trong qua khư? - ĐĐ Pháp Tín

 IIIĐố Vui

Sunday, February 28, 2016

Bài học. Thứ Hai ngày 29-2-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Hai Pháp

VI. Phẩm Người


1.- Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.

2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu.

3. Có hai hạng người khi mệnh chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này khi mạng chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số.

4. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp.

5. Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ.

6. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con voi thuần chủng. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.

7. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con ngựa nòi giống tốt. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.

8. ... (như trên, chỉ thay vào "Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con sư tử, vua các loài thú") ...

9. Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà (phi nhân, khẩn-na-la) không nói lên tiếng người. Thế nào là hai? "Chúng ta chớ có nói láo và chúng ta chớ có xuyên tạc người khác với điều không thật". Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà không nói lên tiếng người.

10. Có hai điều, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ. Thế nào là hai? Sự giao cấu và sanh con. Hai điều này, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ.

11. Ta sẽ giảng cho các Thầy, này các Tỷ-kheo, về sự cộng trú của người bất thiện và sự cộng trú của người thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:

- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người bất thiện và thế nào là người bất thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão không nói với ta, vị trung niên không nói với ta, vị tân học không nói với ta, và ta cũng không nói với vị trưởng lão, ta cũng không nói với vị trung niên, ta cũng không nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói "không" với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, ... Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói "không" với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp". Vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ... vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ... . Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người bất thiện và như vậy là người bất thiện cộng trú với nhau.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người thiện và thế nào là người thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta. Ta cũng sẽ nói với vị trưởng lão, cũng sẽ nói với vị trung niên, cũng sẽ nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta, ta sẽ nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, ... Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta. Ta sẽ nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp".

Này các Tỷ-kheo, vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ...

Này các Tỷ-kheo, vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta...., và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người thiện và như vậy là người thiện cộng trú với nhau.

12. Trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nội tâm không an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống không an lạc.

Và này các Tỷ-kheo, trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nhưng nội tâm được an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ không kéo dài, không có gay cấn, không có thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống an lạc.  

II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận câu 1. Những tu sĩ có nên đặc biệt chú trọng "y chỉ" một vị trưởng lão? TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2.  Phải chăng thái độ thành khẩn cầu học là một lợi điểm của học trò? - TT Tue Quyen


Thảo luận 3. Lý do nào tinh thần tu học Phật Pháp yếu kém tại phần lớn các ngôi chùa ngày nay? - TT Phap Tan


 IIIĐố Vui
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây được đề cập trong bài kinh hôm nay? 
A. Hội chúng có tâm cầu học
 / B. Những vị trưởng lão có tinh thần trách nhiệm trong sự hướng dẫn , chia sẽ 
/ C. Tất cả đều lấy giáo pháp làm trọng 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáán câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Có một bà la môn cao niên xuất gia được ngài Xá Lợi Phất tiếp độ và vị đó được xem là người có tâm nhu thuận trong sự học hỏi. Vị tôn giả đó là: 
A. Channa 
/ B. Nanda 
/ C. Radha 
/ D. Kassapa

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là C

Trắc nghiệm 3. Những ý thức nào sau đây giúp cho Đạo Phật tồn tại vững mạnh?
 A. Ý thức rằng không có Phật Pháp làm cốt lõi thì chùa chiền rỗng không 
/ B. Ý thức rằng không có hội chúng tốt đẹp y cứ trên Phật Pháp thì các phần tử bất hảo sẽ chiếm ngự Đạo Phật 
/ C. Ý thức rằng sự đào tạo những tăng sĩ chân tu thật học quan trong đối với Đạo Phật hơn là chùa to tượng lớn 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

Saturday, February 27, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 28-2-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng
1-10 Các Vị Tỷ Kheo

1. - Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, ưa thích học tập, tối thắng là Ràhula.

2. Trong các vị đệ tử... xuất gia vì lòng tin, tối thắng là Ratthapàla.

3. Trong các vị đệ tử... đầu tiên nhận phiếu ăn cơm, tối thắng là Kunda Dhàna.

4. Trong các vị đệ tử... đầy đủ biện tài, tối thắng là Vangìsa.

5. Trong các vị đệ tử... dễ mến toàn diện, tối thắng là Upasena Vangantaputta.

6. Trong các vị đệ tử... sửa soạn chỗ ngồi, chỗ nằm, tối thắng là Dabba Mallaputta.

7. Trong các vị đệ tử... được chư Thiên ái mộ, tối thắng là Pilindavaccha.

8. Trong các vị đệ tử... có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bàhiva Dàructriya.

9. Trong các vị đệ tử... thuyết giảng vi diệu, tối thắng là Kumara Kassapa.

10. Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta đạt được vô ngại giải, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Màhàkotthita.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

thảo luận câu 1. Phải chăng theo Phật Pháp thì sự trổ quả của nghiệp không có chuyện "lấy cái nầy bù cái kia"? ĐĐ Pháp Tín 

Thảo luận câu 2. Lời nói chia rẽ thường dễ xẩy ra trong đời sống, chúng ta làm gì để tránh điều nầy? ĐĐ Pháp Tín 


 thảo luận câu 3. Một số người quan niệm rằng đi tu mà có nhiều phước thì khó tu có đúng chăng? ĐĐ Pháp Tín 


 III. Đố Vui
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây không đúng với Phật Pháp?
 A. Quả của nghiệp luôn luôn tương ứng với hành vi tạo tác
 / B. Khi mình trả hết nghiệp bất thiện đã tạo thì đời sống sẽ thảnh thơi
 / C. Quả của nghiệp là một trong những điều bất khả tư nghì 
/ D. Tất cả nghiệp luân hồi dù tốt hay xấu đều do vô minh và ái chi phối

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 là B

 Câu Trắc nghiệm 2.  Điều nào sau đây giúp chúng ta tránh được nghiệp chia rẽ?
 A. Thường nói lời hoà hợp 
/ B. Bớt bàn những điều có tính cách đàm tiếu 
/ C. Luôn tự nhắc bản thân tránh về quả khổ của lời nói lưỡng thiệt 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 la D

Trắc nghiệm 3. Những điều nào sau đây được xem là "hữu phước" đối với người xuất gia?
 A. Xuất gia dễ dàng
 / B. Có được thầy là bậc minh sư
 / C. Không thiếu tốn trong vật dụng
 / D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 3 là D

Friday, February 26, 2016

Bài học. Thứ Bảy ngày 27-2-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương Bốn Pháp
II. Phẩm Hành

(IV) (14) Chế Ngự

- Này các Tỷ-kheo, có bốn tinh cần này. Thế nào là bốn? Tinh cần chế ngự, tinh cần đoạn tận, tinh cần tu tập, tinh cần hộ trì.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần chế ngự? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thật hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng ... mũi ngửi hương ... lưỡi nếm vị ... thâm cảm xúc ... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thật hành sự hộ trì ý căn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần chế ngự.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần đoạn tận? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại; không có chấp nhận sân tầm khởi lên ... không có chấp nhận hại tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại, không có chấp nhận các ác bất thiện khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần đoạn tận.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi ... tu tập tinh tấn giác chi ... tu tập hỷ giác chi ... tu tập khinh an giác chi ... tu tập định giác chi ... tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần tu tập.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần hộ trì? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì định tướng hiền thiện đã sanh, tướng bộ xương, tướng trùng ăn, tướng bầm xanh, tướng đầy ứ, mủ nồng, tướng nứt nẻ, tướng phồng trướng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần hộ trì.

Này các Tỷ-kheo, có bốn này tinh cần này.

Chế ngự và đoạn tận
Tu tập và hộ trì
Bốn loại tinh cần này
Ðược bà con mặt trời
Tuyên bố và thuyết giảng
Ở đời vị Tỷ-kheo 
Nhiệt tình đối với chúng
Ðạt được diệt khổ tận


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận câu 1. Cái gì khiến chúng ta tha thiết với thiện pháp? - ĐĐ Pháp Tín


 IIIĐố Vui
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây KHÔNG NẰM trong ý nghĩa của thiện pháp? 
A. Khéo léo (thiện xảo) 
/ B. Hiệp theo điều răn 
/ C. Tốt đẹp 
/ D. Pháp có quả an lạc


TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là B

Thursday, February 25, 2016

Bài học. Thứ Sáu ngày 26-2-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương Bốn Pháp
II. Phẩm Hành

(III) (13) Chánh Cần

- Này các Tỷ-kheo, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh ra được diệt trừ, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; này các Tỷ-kheo, đây là bốn chánh cần.

Với các pháp chánh cần
Chúng chinh phục Ma giới
Không dính chúng vượt qua
Sợ hãi về sanh tử
Hoan hỷ ly dục vọng
Chúng thắng Ma, Ma quân
Mọi lực namuci
Chúng thoát ly, an lạc.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
 Thảo luận câu 1: Phải chăng tinh tấn trong Phật Pháp đi với nhận thức thời gian tính 'đã, đang, sẽ"? TT Pháp Tân 
  Thảo luận câu 2. Làm thế nào để nhận biết trạng thái tâm đang có là thiện hay bất thiện? (thí dụ như sự siêng năng quá độ có nên xem là thiện pháp?)  ĐĐ Pháp Tín




 IIIĐố Vui
Câu  Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây hàm ý pháp chánh cần? 
A. Ghi nhận rõ những gì đang sanh khởi ở thân và tâm 
/ B. Phân biệt rõ những gì đang sanh khởi là thiện hay bất thiện 
/ C. Có thái độ rõ ràng nên làm gì với pháp thiện và pháp bất thiện 
/ D. Hồi quán biết những bất thiện pháp đã sanh nay không còn nữa

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 1 là C

Câu  Trắc nghiệm   2. Trường hợp nào sau đây thiện pháp trở thành chướng ngại?
 A. Thiện pháp là pháp vướng mắc (quá hoan hỷ với điều nào đó nên trụ lại không đi tới)
 / B. Thiện pháp tăng thịnh quá độ tạo nên sự mất quân bình 
/ C. Thiện pháp không thích hợp với pháp tu tập (như quá bận rộn với chuyện xây dựng chùa tháp ...) 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là D 

u Trắc nghiệm 3. "Khả năng nhìn lại" giúp hành giả nhận thức điều nào sau đây:
 A. Sự sanh và diệt 
/ B. Danh và sắc 
/ C. Nguyên nhân và hệ quả 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu 3 là D

Wednesday, February 24, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 25-2-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Hai Pháp

VI. Phẩm Người


1.- Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.

2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu.

3. Có hai hạng người khi mệnh chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này khi mạng chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số.

4. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp.

5. Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ.

6. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con voi thuần chủng. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.

7. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con ngựa nòi giống tốt. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.

8. ... (như trên, chỉ thay vào "Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con sư tử, vua các loài thú") ...

9. Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà (phi nhân, khẩn-na-la) không nói lên tiếng người. Thế nào là hai? "Chúng ta chớ có nói láo và chúng ta chớ có xuyên tạc người khác với điều không thật". Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà không nói lên tiếng người.

10. Có hai điều, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ. Thế nào là hai? Sự giao cấu và sanh con. Hai điều này, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ.

11. Ta sẽ giảng cho các Thầy, này các Tỷ-kheo, về sự cộng trú của người bất thiện và sự cộng trú của người thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:

- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người bất thiện và thế nào là người bất thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão không nói với ta, vị trung niên không nói với ta, vị tân học không nói với ta, và ta cũng không nói với vị trưởng lão, ta cũng không nói với vị trung niên, ta cũng không nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói "không" với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, ... Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói "không" với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp". Vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ... vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ... . Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người bất thiện và như vậy là người bất thiện cộng trú với nhau.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người thiện và thế nào là người thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta. Ta cũng sẽ nói với vị trưởng lão, cũng sẽ nói với vị trung niên, cũng sẽ nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta, ta sẽ nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, ... Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta. Ta sẽ nói "lành thay" với vị ấy, ta sẽ không làm vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp".

Này các Tỷ-kheo, vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau ...

Này các Tỷ-kheo, vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta...., và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người thiện và như vậy là người thiện cộng trú với nhau.

12. Trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nội tâm không an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống không an lạc.

Và này các Tỷ-kheo, trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nhưng nội tâm được an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ không kéo dài, không có gay cấn, không có thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống an lạc.  

II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu 1. Phải chăng hoảng hốt,  giao động  là một trạng thái của tâm si? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu 2. Phải chăng người đoạn tận ngã chấp không còn hoảng hốt, sợ hãi? - ĐĐ Pháp Tín


 Thảo luận 3. Tại sao có những kinh nghiệm từng trãi  dù đau khổ  , chúng ta vẫn muốn lập lại? - ĐĐ Pháp Tín



 III. Đố Vui
Câu 1. Câu nào sau đây được xem là đúng khi nói về chánh niệm?
 A. Chánh niệm là ghi nhận những gì xẩy ra hơn là phản ứng
 / B. Người có chánh niệm sẽ phản ứng nhanh chóng vì sự tỉnh táo 
/ C. Chánh niệm kiên cố chỉ tập trung vào một điểm
 / D. Chánh niệm giúp hành giả quên đi những gì xảy ra từ bên ngoài

TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là A

 Câu  2. Điều nào sau đây có thể khiến cho một người lo sợ?
 A. Đối diện với cái chết 
/ B. Đối diện với sự đe doạ 
/ C. Đối diện với bóng đêm 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là D

Câu hỏi 3. Tại sao chúng sanh lẩn quẩn trong luân hồi? 
A. Vì "ngựa quen đường cũ" 
/ B. Vì không biết được "cái gì khác hơn" 
/ C. Vì sự cột trói của phiền não kiết sử 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Tân cho đáp án câu 3 là D