Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương Bốn Pháp
I. Phẩm Bhandagana
(VI) (6) Học Hỏi Ít.
1.- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên; Nghe ít, điều đã được nghe được khởi lên; Nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên; Nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe không khởi lên.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe ít về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe ít ỏi này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp đúng pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe ít, điều đã được nghe có khởi lên.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, không biết nghĩa, không biết pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe không khởi lên.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người nghe nhiều, điều đã được nghe được khởi lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nghe nhiều về kinh: ứng tụng, ký thuyết, các Bài kệ, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Người ấy, với điều đã được nghe nhiều này, biết nghĩa, biết pháp, thực hành pháp, tùy pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người nghe nhiều, điều đã được nghe có khởi lên.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
2.
Nếu là người nghe ít
Không định tĩnh trong giới
Họ chỉ trích người ấy,
Cả hai, giới và nghe
Nếu là người nghe ít
Nhưng khéo định trong giới
Họ khen về giới đức
Về nghe không đầy đủ
Nếu là người nghe nhiều
Không định tĩnh trong giới
Họ chỉ trích người ấy,
Về nghe được đầy đủ
Nếu là người nghe nhiều
Lại khéo định trong giới
Họ tán thán người ấy
Cả hai, giới và nghe
Phật đệ tử nghe nhiều
Trì pháp, có trí tuệ
Như vàng cõi Diêm phù
Ai có thể chỉ trích?
Chư thiên khen vị ấy
Phạm thiên cũng ngợi khen
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Người nghe nhiều nhưng pháp không khởi lên có đồng nghĩa với "người nghe nhiều hiểu ít" không?
Thảo luận 2. Trong sự tu tập học nhiều có trở ngại cho sự thực hành không? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Thí dụ về cối xay bột - TT Giác Đẳng
Thảo luận 4. Phải chăng có những trường hợp một người vì nghiệp bất thiện đã tạo nên đời này có những ngăn ngại không thể nghe, hiểu và thực hành Phật Pháp - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. Ngày hôm nay nhiều người tây phương hành thiền định tâm, thì nếu họ hành đến nơi đến chốn thì họ sẽ phát sanh tín tâm nơi Tam Bảo hay họ chỉ dùng như một kỹ thuật thôi? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 2. Trong sự tu tập học nhiều có trở ngại cho sự thực hành không? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Thí dụ về cối xay bột - TT Giác Đẳng
Thảo luận 4. Phải chăng có những trường hợp một người vì nghiệp bất thiện đã tạo nên đời này có những ngăn ngại không thể nghe, hiểu và thực hành Phật Pháp - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. Ngày hôm nay nhiều người tây phương hành thiền định tâm, thì nếu họ hành đến nơi đến chốn thì họ sẽ phát sanh tín tâm nơi Tam Bảo hay họ chỉ dùng như một kỹ thuật thôi? - TT Pháp Đăng
III. Đố Vui
Câu hỏi 1: Điều nào sau đây cho thấy "Phật Pháp thật sự khởi sanh ở một người:A. Phật Pháp khiến người đó bỏ thái độ hận thù
B. Người đó áp dụng Phật Pháp trong đời sống hằng ngày.
C. Người đó đối diện với đau khổ bằng tuệ giác hơn là bằng nước mắt sầu muộn.
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D
Câu hỏi 2. Chuyện xưa kể một người thợ mộc nghe vua đọc sách liền phê bình là chỉ học cặn bã của thánh nhân. Bị bắt tội, người ấy giải thích: giống như nghề mộc chỉ học cái bình thường nhưng cái khéo không ai dạy được. Câu chuyện này theo cái nhìn nào sau đây phù hợp với Phật Pháp?
A. Pháp học không có lợi ích gì.
B. Tinh hoa của Phật học thuộc về "giáo ngoại biệt truyền"
C. Có nhữnglãnh hội do học hỏi (văn), có những lãnh hội do suy tư (tư), có những lãnh hội do trải nghiệm (tu).
D. Thời mạt pháp học nhiều vô ích
TT Pháp Đăng cho đáp án là C
No comments:
Post a Comment