Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương Bốn Pháp
II. Phẩm Hành
I. (11) Hành.
1.- Này các Tỷ-kheo, Nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm mà nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng ... khi đang ngồi ... khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm mà nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.
2. Này các Tỷ-kheo, Nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm mà nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng ... khi đang ngồi ... khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm mà nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng.
Nếu khi đi khi đứng
Khi ngồi hay khi nằm
Khởi lên ác tầm tư
Liên hệ đến gia đình
Thực hành theo ác đạo
Mờ ám bởi si mê
Vị Tỷ-kheo như vậy
Không chứng Vô thượng giác
Ai khi đi khi đứng
Khi ngồi hay khi nằm
Ðiều phục được tâm tư
Yêu thích tầm chỉ tịnh
Vị Tỷ-kheo như vậy
Chứng được Vô thượng giác
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Phải chăng khi tâm sân mà "biết" mình sân thì sẽ có khả năng giảm bớt sân? - DD Nguyen Thong
Thảo luận 2. Phải chăng thái độ đối với phiền não tùy thuộc vào kiến thức Phật Pháp? DD Nguyen Thong
Thảo luận 3. Cái gì khiến chúng ta có tàm, quý với bất thiện pháp? - DD Nguyen Thong
Thảo luận 4. Chúng ta có nên "sợ" phiền não chăng? - DD Phap Tin
Thảo luận 2. Phải chăng thái độ đối với phiền não tùy thuộc vào kiến thức Phật Pháp? DD Nguyen Thong
Thảo luận 3. Cái gì khiến chúng ta có tàm, quý với bất thiện pháp? - DD Nguyen Thong
Thảo luận 4. Chúng ta có nên "sợ" phiền não chăng? - DD Phap Tin
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Tại sao nên quán sát phiền nào trong 4 đại oai nghi (tư thế): đi đứng nằm ngồi? A. Vì phiền não thường có thói quen sanh khởi gắn liền với đại oai nghi
/ B. Bốn oai nghi có thể dùng làm đối tượng để huân tập chánh niệm
/ C. Bốn oai nghi có thể khai triển năng lực của thân và của tâm
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giac Dang cho dap an cau 1 la D
Câu hỏi 2. Câu nào sau đây đúng với bát chánh đạo?
A. Nhận rõ dục, sân, hại tư duy đang hiện khởi, tồn tại là chánh niệm
/ B. Có thái độ rõ ràng là tư duy bất thiện cần được tẩy sạch chính là chánh tinh tấn
/ C. Liên tục lập lại cố gắng tẩy trừ phiền não là chánh định
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giac Dang cho dap an cau 2 ba D
Câu hỏi 3. Thái độ nào sau đây đúng với tinh thần của người tu Phật?
A. Chuyện thành tựu đạo quả cần tu trong vô lượng kiếp nên không thể kỳ vọng là mình có khả năng áp chế phiền não
/ B. Mình không tu vì không có căn tu
/ C. Một phút thanh tịnh tâm ý cũng tốt hơn là không có được phút nào
/ D. Chuyện tu hành cũng là chuyện hên xui
DD Nguyen Thong cho dap an cau 3 la C
Câu hỏi 4. Điều nào sau đây có thể xem là hợp lý?
A. Niệm bất thiện nếu không sớm diệt thì lớn mạnh rất nhanh
/ B. Tà tư duy thật sự làm trí tuệ mê mờ, tâm ý giao động
/ C. Không tu tập tâm ý thì dù học Phật pháp tới đâu cũng không nắm được tinh tuý
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
DD Phap Tin cho dap an cau 4 la
No comments:
Post a Comment