Thursday, February 18, 2016

Bài học. Thứ Sáu ngày 19-2-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương Bốn Pháp
I. Phẩm Bhandagana

(IX) (9) Khát Ái

- Có bốn ái sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, khi nào ái sanh, có thể sanh khởi nơi vị Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?

Do nhận y áo, này các Tỷ-kheo, ái khi khởi lên, khởi lên nơi vị Tỷ-kheo, hay do nhận đồ ăn khất thực ... hay do nhận sàng tọa ... hay do nhận đây là hữu, đây là phi hữu, ái khi khởi lên, khởi lên nơi vị Tỷ-kheo.

Bốn ái sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, khi nào ái sanh, có thể sanh khởi nơi vị Tỷ-kheo.

Người có ái làm bạn
Sẽ luân chuyển dài dài
Khi hiện hữu chỗ này
Khi hiện hữu chỗ khác
Người ấy không dừng được 
Sự luận chuyển tái sanh
Rõ biết nguy hại này
Chính ái sanh đau khổ 
Tỷ-kheo từ bỏ ái
Không nắm giữ chấp thủ
An trú, không thất niệm
Vị ấy sống xuất gia.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo Luận 1: Phải chăng chữ senàsana ở đây dịch là "sàng toạ" cũng có nghĩa là chỗ ở? TT Tue Sieu 

Thảo Luận 2. Tại sao trong bốn khát ái ở đây không đề cập tới dược phẩm trị bệnh (một trong bốn nhu yếu)? TT Tue Sieu 


 Thảo luận 3. Dính mắc với những nhu yếu tầm thường (như thích ăn rau luộc chấm nước tương) có gọi là ái chăng? TT Tue Sieu 



 IIIĐố Vui
Câu hỏi 1. Khi những nhu yếu của cuộc sống trở thành sự yêu thích thì con người có những tâm lý nào sau đây?
 A. Những nhu yếu thoả mãn giác quan như đồ ăn ngon khoái khẩu
 / B. Tự hào liên hệ tới bản ngã như quần áo đẹp 
/ C. Thói quen tích tập (có cho tương lai) 
/ D. Cả ba câu trên

 TT Pháp Tân cho đáp án Câu 1.D.

 Câu hỏi 2. Nhu yếu nói lên hệ luỵ hay hạnh phúc của đời sống?
 A. Nhu yếu là hệ luỵ vì nếu không có đói khát lạnh nóng .. thì chúng ta không phải cực khổ làm lụng
 / B. Nhu yếu là cánh cửa của hạnh phúc vì tạo nên những khoái lạc 
/ C. Nếu nghèo thì nhu yếu là hệ luỵ ngược lại, đối với  người giàu thì là hạnh phúc
 / D. Với người tu thì nhu yếu là hệ luỵ, với người thế tục thì nhu yếu là hạnh phúc


TT Pháp Đăng cho đáp án Câu 2.D.

No comments:

Post a Comment