Tuesday, May 31, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 31-5-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
XIV. Phẩm Chân Trực

(VI) (76) Kusinàrà

1. Một thời Thế Tôn trú ở Kusinàrà, tại Upavattana, trong rừng cây Sàla của dân chúng Mallà, giữa những cây Sàla song thọ, trong khi Ngài sắp sửa nhập Niết-bàn. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Này các Tỷ-kheo, nếu có một Tỷ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về Phật, Pháp, chúng Tăng, Ðạo hay con đường thực hành, thời này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy hỏi đi, sau chớ có hối tiếc: "Bậc Ðạo Sư có mặt trước chúng ta, mà chúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn."

Khi được nói vậy, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

3. Lần thứ hai, Thế Tôn... Lần thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, nếu có một Tỷ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về Phật, Pháp, chúng Tăng, Ðạo hay con đường thực hành, thời này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy hỏi đi, về sau chớ có hối tiếc: "Bậc Ðạo Sư có mặt trước chúng ta, mà chúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn."

Lần thứ ba, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

4. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, nếu có vị nào vì lòng kính trọng bậc Ðạo Sư mà không hỏi, thời, này các Tỷ-kheo, giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.

Khi được nói vậy, những Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

5. Rồi Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, thật kỳ diệu thay! Bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, con tin rằng, trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, Ðạo hay con đường thực hành.

- Này Ananda, Thầy có lòng tín thành nên nói vậy. Nhưng ở đây, này Ananda, Như Lai biết rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, Ðạo hay con đường thực hành. Này Ananda, trong 500 Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn bị thối đọa, chắc chắn hướng đến Chánh Giác.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận  :1. Sự nghi ngờ đối với Tam Bảo ảnh hưởng thế nào với hành giả tu tập? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận : 2. Một trong những hình ảnh sau cùng trước khi Đức Thế Tôn viên tịch là lời dành cho chư tỳ kheo có cơ hội nêu lên những điều nào còn nghi ngờ về giáo pháp. Điều nầy mang ý nghĩa gì với đàn hậu tấn? TT Pháp Đăng 


3. Thảo luận 3:  Sự khác biệt giữa hoài nghi pháp và hoài nghi học pháp? - ĐĐ Pháp Tín

 III. Trắc Nghim
Trắc Nghiệm 1. Điểm nào sau đây nói lên sự khác biệt giữa suy xét cẩn thận và hoài nghi?
 A. Hoài nghi là trạng thái ngờ vực trong khi sự suy xét là tìm những cơ sở hợp lý với nhân quả. 
B. Hệ quả của hoài nghi là phân vân lưỡng lự trong khi sự cân nhắc dẫn tới quyết định
 / C. Hoài nghi là một pháp ngăn ngại (triền cái) trong khi sự cân nhắc thuộc vì tuệ lực (một trong năm sức mạnh của thiền định)
 / D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là D

Sunday, May 29, 2016

Bài học. Thứ Hai ngày 30-5-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Hai Pháp
XV. Phẩm Nhập Ðịnh

1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)

1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

2. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Chân thực và nhu hòa. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

3. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Kham nhẫn và dịu hiền. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Hòa thuận và đón tiếp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

5. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai?  Bất hại và thanh tịnh.  Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

6. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

7. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

8. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tư trạch lực và tu tập lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

9.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Niệm lực và định lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.  

10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai?  Chỉ và quán. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phá giới và phá kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

12. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Cụ túc giới và cụ túc kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

13. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

14.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.  

15. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không biết đủ đối với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

16. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thất niệm và không tỉnh giác. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

17. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Niệm và tỉnh giác.  Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Trắc Nghim

Bài học Chủ Nhật ngày 29-5-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền 

Chương Bốn Pháp
-VII. Phẩm Chân Trực

(V) (75) Sự Tối Thượng

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này. Thế nào là bốn? Giới tối thượng, Ðịnh tối thượng, Tuệ tối thượng, Giải thoát tối thượng. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này.

2. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này. Thế nào là bốn? Sắc tối thượng, thọ tối thượng, tưởng tối thượng, hữu tối thượng. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Ý thức về về sự cao cả của giới định huệ có ý nghĩa thế nào với ngươi tu tập? - ĐĐ Pháp Tín 
Thảo luận 2: Tại sao chúng ta thường biết có những cái cao quý mà vẫn vướng mắc với cái tầm thường? ĐĐ Pháp Tín 


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1: Biết cái gì thật sự cao quý có lợi ích gì cho hành giả tu tập? 
A. Không lấy cái tầm thường làm cái vướng mắc 
/ B. Tiếp tục hành trình không dậm chân một chỗ 
/ C. Có mục đích rõ ràng trong sự tu tập
 /D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Lý do nào khiến chúng ta lẩn quẩn với những cái tầm thường trong cuộc sống?
 A. Biết có cái tốt hơn nhưng chưa thật sự biết rõ 
/ B. Thói quen cố hữu từ nhiều đời nhiều kiếp 
/ C. Thiếu nội lực "để phá vỡ vỏ trứng vô minh 
/ D. Cả ba điều trên đều đúng


TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là D

Saturday, May 28, 2016

Bài học. Thứ Bảy ngày 28-5-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng 

Chương Bốn Pháp
-VII. Phẩm Chân Trực

(III) (73) Bậc Chân Nhân

1. - Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, không phải bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, nói lên lời không tán thán người khác; còn nói gì nếu được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán người khác, đầy đủ toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cẩn phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này không phải Chân nhân.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải Chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời tán thán người khác; còn nói gì nếu không được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán người khác, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này không phải Chân nhân.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải Chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời không tán thán về mình; còn nói gì nếu không được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán về mình, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu, vị này không phải Chân nhân.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải là Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán về mình; còn nói gì nếu được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu vị này không phải Chân nhân.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân.

5. Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu có được hỏi, không nói lên lời không tán thán người khác; còn nói gì nếu không được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi, và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy không nói lên lời tán thán người khác. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán người khác; còn nói gì nếu được hỏi.

Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lời tán thán người khác, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là Người, nếu không được hỏi, vẫn nói lên lời không tán thán về mình; còn nói gì nếu được hỏi!

Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân dầu có được hỏi cũng không nói lên lời tán thán về mình; còn nói gì nếu không được hỏi!

Nếu được hỏi và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán về mình, không đầy đủ; không toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu :1. Tại sao trong A Tỳ Đàm thì các bảng liệt kê phiền não không đề cập tới "tự tán hủy tha"? TT Pháp Đăng 


Thảo luận câu : 2. Nếu chúng ta có thói quen nói xấu người khác thì nên làm gì để giảm thiểu điều có một cách hiệu quả? ĐĐ Nguyên Thông 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Thường chê bai, chỉ trích người khác cho thấy điều gì ở bản thân mình?
 A. Đó là thói tật mà thói tật thường không trung thực
 / B. Đó là một phiền não mà phiền não thì không an lạc
 / C. Đó là điều thiếu từ tâm mà thiếu từ tâm thì không thân thiện với tha nhân 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng 


TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 1: D

 Trắc nghiệm 2. Điều  nào sau đây có thể giúp chúng ta bớt thói tật khen mình chê người?
 A. Tập khen người mình ghét (khen đúng chuyện) 
/ B. Sống im lặng, ít nói một thời gian trong thiền viện 
/ C. Nói pháp và đàm luận pháp để bớt khẩu nghiệp bất thiện 
/ D. Cả ba điều trên đều hữu ích

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2: D


Friday, May 27, 2016

bài học. Thứ Sáu ngày 27-5-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân 

Chương Bốn Pháp
-VII. Phẩm Chân Trực

(IV) (74) Người Vợ Trẻ

1. - Ví như, này các Tỷ-kheo, người vợ trẻ, trong đêm hay ngày, được đưa về nhà chồng, nàng cảm thấy hết sức xấu hổ, sợ hãi trước mặt mẹ chồng, cha chồng, trước mặt chồng, cho đến trước mặt các người phục vụ, làm công. Sau một thời gian, do chung sống, do thân mật, nàng có thể nói với mẹ chồng, với cha chồng, với chồng: "Hãy đi đi, các người có biết được gì!".

2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có Tỷ-kheo, trong đêm hay ngày được xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, cảm thấy hết sức xấu hổ, sợ hãi trước mặt các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, cho đến trước những người làm vườn và những Sa-di. Sau một thời gian, do chung sống, do thân mật, vị ấy có thể nói với sư A-xà-lê, với sư Giáo thọ: "Hãy đi đi, các người có thể biết được gì!".

3. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: "Ta sẽ sống với tâm người vợ trẻ khi mới đến nhà chồng". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Những người trẻ hôm nay được giáo dục trong tinh thần thể hiện tự nhiên những gì mình nghĩ, mình thích. Điều nầy có lợi và bất lợi thế nào khi gia nhập cộng đồng tăng chúng? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận  2. Tàm quý ở mức độ nào không phải là sự sợ hãi, khép nép thái quá? ĐĐ Pháp Tín 
Thảo luận  3. Phải chăng với một người ngổ ngáo thì bản thân người đó luôn bị thiệt thòi trước nhất? TT Pháp Tân 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây giúp chúng ta giữ được "tánh hạnh thuở ban sơ" trong đạo tràng tu tập? 
A. Lòng cung kính đối với Tam Bảo 
/ B. Đức tàm quý 
/  C. Sự không giãi đãi (dễ duôi)
 / D. Cả ba pháp trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 1: D

Trắc nghiệm 2. Vị đệ tử nào của Đức Phật sau đây được xem là người có tính khiêm cung dù bản thân là bậc đạo cao đức trọng?
 A. Tôn giả Anuruddha 
/ B. Tôn giả Moggallana 
/ C. Tôn giả Sariputta
 / D. Tôn giả Channa


DĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 la C

Thursday, May 26, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 26-5-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Hai Pháp
XV. Phẩm Nhập Ðịnh

1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)

1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

2. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Chân thực và nhu hòa. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

3. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Kham nhẫn và dịu hiền. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Hòa thuận và đón tiếp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

5. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai?  Bất hại và thanh tịnh.  Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

6. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

7. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

8. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tư trạch lực và tu tập lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

9.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Niệm lực và định lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.  

10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai?  Chỉ và quán. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phá giới và phá kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

12. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Cụ túc giới và cụ túc kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

13. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

14.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.  

15. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không biết đủ đối với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

16. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thất niệm và không tỉnh giác. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

17. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Niệm và tỉnh giác.  Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Chữ Bhavana thường dịch là sự tu tập. Nhưng trong bài kinh nầy thì sự quán tưởng lại là một chi pháp đi song song với bhavana. Vậy thì thuật ngữ Bhavana có nên định nghĩa lại cho rõ hơn? TT Tuệ Siêu

Thảo luận  2. Phải chăng sự tu tập có tinh luyện thì mới có "lực - bala"? ĐĐ Nguyên Thông 


Thảo luận 3. Có đúng chăng khi nói: tu càng cao thì ma khảo càng nhiều? TT Tuệ Siêu 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Nói về sự tu tập thì điều nào sau đây được xem là sự thực hành của người Phật tử? 
A. Bào mòn phiền não
 / B. Tu dưỡng thiện pháp nội tại 
/ C. Thắp sáng tuệ giác
 / D. Cả ba điều trên

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1: D. 

Trắc nghiệm 2. Đến mức độ nào thì thiện pháp có thể gọi là có sức mạnh? 
A. Có khả năng áp đảo ác pháp 
/ B. Có khả năng tạo phước 
/ C. Có khả năng gây sự chú ý của người khác 
/ D. Có khả năng làm cho tâm hoan hỷ

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2: Cả 4 câu