Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Hai Pháp
XV. Phẩm Nhập Ðịnh
1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Chân thực và nhu hòa. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Kham nhẫn và dịu hiền. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Hòa thuận và đón tiếp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Bất hại và thanh tịnh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
6. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
7. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
8. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tư trạch lực và tu tập lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
9.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Niệm lực và định lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Chỉ và quán. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phá giới và phá kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
12. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Cụ túc giới và cụ túc kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
13. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
14.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
15. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không biết đủ đối với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
16. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thất niệm và không tỉnh giác. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
17. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Niệm và tỉnh giác. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Chữ Bhavana thường dịch là sự tu tập. Nhưng trong bài kinh nầy thì sự quán tưởng lại là một chi pháp đi song song với bhavana. Vậy thì thuật ngữ Bhavana có nên định nghĩa lại cho rõ hơn? TT Tuệ SiêuThảo luận 2. Phải chăng sự tu tập có tinh luyện thì mới có "lực - bala"? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Có đúng chăng khi nói: tu càng cao thì ma khảo càng nhiều? TT Tuệ Siêu
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Nói về sự tu tập thì điều nào sau đây được xem là sự thực hành của người Phật tử? A. Bào mòn phiền não
/ B. Tu dưỡng thiện pháp nội tại
/ C. Thắp sáng tuệ giác
/ D. Cả ba điều trên
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1: D.
Trắc nghiệm 2. Đến mức độ nào thì thiện pháp có thể gọi là có sức mạnh?
A. Có khả năng áp đảo ác pháp
/ B. Có khả năng tạo phước
/ C. Có khả năng gây sự chú ý của người khác
/ D. Có khả năng làm cho tâm hoan hỷ
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2: Cả 4 câu
No comments:
Post a Comment