Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương Hai Pháp
XII. Phẩm Hy Cầu
1 - 11 Hy Cầu
1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Sàriputta và Moggallàna". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.
2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà.
3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì.
4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.
5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật bị mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với các chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) này kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.
8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai hạng người này, kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Sàriputta và Moggallàna". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.
2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà.
3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì.
4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.
5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật bị mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với các chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) này kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.
8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai hạng người này, kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu 1. Làm thế nào để tự biết trong thời khắc hiện tại nội tâm thanh tịnh hay uế nhiễm? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận câu 2. Chấp thủ những điều cao thượng như lòng yêu nước, thương cha thương mẹ ... có đáng từ bỏ chăng? TT Tuệ Quyền
Thảo luận câu 3. Chúng ta có thể làm gì để chuẩn bị tâm lý đối với những "nổi nóng bất ngờ"? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Theo Phật pháp thì có thứ hiềm hận nào "có thể chấp nhận" được chăng? TT Pháp Đăng
Thảo luận câu 2. Chấp thủ những điều cao thượng như lòng yêu nước, thương cha thương mẹ ... có đáng từ bỏ chăng? TT Tuệ Quyền
Thảo luận câu 3. Chúng ta có thể làm gì để chuẩn bị tâm lý đối với những "nổi nóng bất ngờ"? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Theo Phật pháp thì có thứ hiềm hận nào "có thể chấp nhận" được chăng? TT Pháp Đăng
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây được xem là hợp lý trong cái nhìn của người Phật tử?A. Phiền não cần tự chế hơn là "khuyến khích" dù bất cứ hoàn cảnh nào
/ B. Cho dù sự nghiệp lớn tới đâu mà nội tâm không được tu tập thì coi như hỏng
/ C. Thái độ tốt nhất đối với mọi vấn đề không phải là trách người hay trách mình mà là làm sau nhận thức rõ hệ lụy của phiền não
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 là
No comments:
Post a Comment