Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Hai Pháp
XV. Phẩm Nhập Ðịnh
1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Chân thực và nhu hòa. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Kham nhẫn và dịu hiền. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Hòa thuận và đón tiếp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Bất hại và thanh tịnh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
6. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
7. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
8. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tư trạch lực và tu tập lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
9.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Niệm lực và định lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Chỉ và quán. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phá giới và phá kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
12. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Cụ túc giới và cụ túc kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
13. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
14.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
15. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không biết đủ đối với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
16. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thất niệm và không tỉnh giác. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
17. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Niệm và tỉnh giác. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu 1: Tại sao sự ân cần với khách viếng là điều được chú trọng qua nhiều Phật ngôn? TT Tuệ Siêu
Thảo luận câu : 2. Một người tu tập lơ là với khách viếng và một người tu tập thường rộn ràng với chuyện tiếp đón khách khứa phải chăng cả hai đều có trở ngại cho sự phát triển thiện pháp? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận câu 3: Tại sao đa số người tu thường chú trọng thay đổi hoàn cảnh sống hơn là phòng hộ các căn? TT Pháp Đăng
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Tinh thần bất hại (avihimsa) quan trọng với người Phật tử ở phương diện nào sau đây?
A. Còn gây tổn hại cho bất cứ ai thì không thể an lạc nội tại được
/ B. Còn gây đau khổ cho chúng sanh thì không phát triển từ tâm được
/ C. Cố tình gây tổn thương cho người là tự "đào bới gốc thiện" của mình
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án Trắc nghiệm 1: . D
Trắc nghiệm 2. Chuyện xưa kể rằng "Ngày xưa, rất xưa, một vị vua dạo thượng uyển bị gai nhọn đâm vào chân. Nhà vua liền ra lệnh lấy những tấm da thuộc trãi khắp vườn. Một vị đại thần trình lên ý kiến thay vị tốn nhiều tấm da phủ kín mặt đất thì chỉ cần cắt hai miếng da nhỏ bọc chân thi có thể đi nhiều nơi. Kết quả đôi giày ra đời. Ngụ ngôn nầy có thể hiểu theo ý nghĩa bài học hôm nay với điều nào sau đây?
A. Tiết kiệm là điều tốt nhất trong mọi hoàn cảnh
/ B. Sáu căn được phòng hộ, nội tâm ít phiền não sẽ an lạc trong mọi hoàn cảnh
/ C. Ý kiến từ người khác rất có lợi cho mình
/ D. An toàn là ưu tiên một để quan tâm
No comments:
Post a Comment