Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương Năm Pháp
X. Phẩm Kakudha
(VI) (96) Nghe Pháp
1. - Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thực hành Niệm hơi thở vô hơi thở ra, không bao lâu thể nhập vào bất động. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn không có nhiều, công việc không có nhiều, nuôi sống dễ dàng, khéo tri túc với những nhu yếu ở đời, ăn uống ít, không chuyên lo về bao tử; ít thụy miên, chuyên chú trong giác tỉnh; nghe nhiều, thọ trì nhiều, tích lũy điều đã nghe; các pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp ấy, Tỷ-kheo đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến; quán sát tâm như đã được giải thoát.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành Niệm hơi thở vô hơi thở ra, không bao lâu thể nhập vào bất động.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Tại sao phép niệm hơi thở được gọi với thuật ngữ ānāpānassati Phạn âm là an-ban -thủ-ý và dịch nghĩa là nhập tức xuất tức niệm (niệm hơi thở ra vào)? - TT Tuệ SiêuThảo luận 2. Một người thực hành pháp niệm hơi thở có làm trở ngại sinh hoạt hằng ngày không? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Thế nào là "pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện (dhammā ādikalyāṇā majjhekalyāṇā pariyosānakalyāṇā)? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Phải chăng bài kinh hôm nay có đoạn " nghe nhiều, thọ trì nhiều, tích lũy điều đã nghe; các pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp ấy, Tỷ-kheo đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến; " khẳng định sự học hỏi giáo pháp rất có lợi cho pháp hành? - TT Tuệ Quyền
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây là lợi điểm đặc biệt của pháp niệm hơi thở?
A. Hơi thở luôn luôn có /
B. Hơi thở có hai nhịp điệu ra vào đủ tương phản để ghi nhận nhưng không quá phức tạp chi phối sự tập trung /
C. Hơi thở có thể dùng để "đánh nhịp" cho các phép quán khác như quán vô thường, vô ngã .../
D. Cả ba điều trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D
Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây có thể xem là đúng đối với người tu tập pháp niệm hơi thở?
A. Lúc mới tập thì cần tập trung chuyên chú /
B. Khi đã quen thì tỉnh táo trong sinh hoạt, ít suy nghĩ phóng tâm khi làm việc nào đó /
C. Những lúc bị chi phối như gặp nghịch cảnh, lo âu thường trở về với hơi thở làm "trú xứ thân quen" cho tâm /
D. Cả ba điều trên
TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là D
Trắc nghiệm 3. Tại sao giới định tuệ là con đường sơ thiện, trung thiện, và hậu thiện?
A. Vì cả ba giai đoạn mang tính nhất quán không trái chống nhau /
B. Vì cả ba đều có đặc tính tạo nên sự đi tới không vướng mắc /
C. Trọn cuộc hành trình đều hiền thiện tốt đẹp (không như "cứu cánh biện minh cho phương tiện") /
D. cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án câu 3 là D
No comments:
Post a Comment