Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Năm Pháp
X. Phẩm Kakudha
(V) (95) Bất Ðộng
1. - Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu thể nhập vào bất động. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được nghĩa vô ngại giải, đạt được pháp vô ngại giải, đạt được từ vô ngại giải, đạt được biện tài vô ngại giải, quán sát tâm như đã giải thoát.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu thể nhập vào bất động.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Bốn đạt thông của phàm nhân khác với tứ tuệ phân tích của các bậc A La Hán thế nào? - TT Tuệ SiêuThảo luận 2. Một bậc chứng quả A La Hán với bốn vô ngại giải phải chăng không cần học hỏi giáo pháp? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Từ vô ngại giải là sự tinh xác về ngôn ngữ có bao gồm cả "khả năng sử dụng ngoại ngữ"? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Khi nói về biện vô ngại giải phải chăng điều đó cho thấy pháp cũng có thể nhận thức qua cơ sở lý luận chứ không hẳn hiểu biết "vượt qua ngôn từ, lý luận"? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Có những trường hợp một hành giả chưa chứng đắc đạo quả tu tập quán chiếu sự giải thoát như "tưởng tịch tịch" trong kinh Gririmananda hay "quán chiếu tâm giải thoát" trong bài kinh nầy được hiểu thế nào? - TT Tuệ Siêu
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây được xem là yếu tính của pháp học?
A. Nắm vững pháp và ý nghĩa /
B. Tinh xác trong ngôn từ và lý luận /
C. Lấy sự giác ngộ giải thoát làm tiêu điểm hướng cầu /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là D
Trắc nghiệm 2. Pháp học rất có lợi nếu có điều nào sau đây?
A. Học để hiểu rõ lời Phật dạy /
B. Học để sự hiểu biết không rơi vào tà kiến /
C. Học để làm căn bản cho sự thực hành /
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là D
No comments:
Post a Comment