Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Năm Pháp
X. Phẩm Kakudha
(IX) (99) Con Sư Tử.
1. - Con sư tử, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, từ hang đi ra, sau khi từ hang đi ra, nó duỗi chân; sau khi nó duỗi chân, nó ngó xung quanh cả bốn phương; sau khi nó ngó xung quanh cả bốn phương, ba lần nó rống tiếng rống con sư tử; sau khi ba lần rống tiếng rống con sư tử, nó ra đi tìm mồi. Nếu nó vồ bắt con voi, nó vồ bắt rất cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu nó vồ bắt con thủy ngưu, nó vồ bắt rất cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu nó vồ bắt con báo, nó vồ bắt rất cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu nó vồ bắt các con vật nhỏ khác như thỏ hay mèo, nó vồ bắt rất cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Vì cớ sao? "Mong rằng uy lực của ta không có thất bại".
2. Con sư tử, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác. Khi Như Lai thuyết pháp cho hội chúng, tức là rống tiếng rống con sư tử. Này các Tỷ-kheo, nếu Như Lai thuyết pháp cho các vị Tỷ-kheo, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu Như Lai thuyết pháp cho các vị Tỷ-kheo Ni, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu Như Lai thuyết pháp cho các hàng nam cư sĩ, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu Như Lai thuyết pháp cho các hàng nữ cư sĩ, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu Như Lai thuyết pháp cho các hàng phàm phu , cho các người bắt chim hay xin ăn, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Vì cớ sao? Vì Như Lai là bậc tôn trọng Pháp, này các Tỷ-kheo, là bậc tôn kính Pháp.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Thái độ cẩn thận phải chăng là biểu hiện của thiếu bản lãnh? TT Tuệ QuyềnThảo luận 2. Kinh điển Pali có quan điểm nào tương tự như "tất cả chúng sanh đều có Phật tánh"? ĐĐ Nguyên Thông
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Thí dụ nào sau đây có thể xem là thích hợp để nói về sự nghiêm túc của Đức Phật khi thuyết pháp?
A. Một lực sĩ cố gắng đoạt huy chương /
B. Một lương y kê toa cho bệnh nhân /
C. Một học sinh đi thi /
D. Một người đi rừng với sự cẩn thận
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu trắc nghiệm Số 1: B
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây y cứ theo Tam Tạng kinh điển được xem là phù hợp với Phật ngôn?
A. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh /
B. Tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật /
C. Khả tính giác ngộ không phải của riêng những chúng sanh trong một giai cấp, giới tính, học thức, ngoại hình .. /
D. Rất hiếm người tu có thể đắc đạo thậm chí ít hơn chuyện trúng số độc đắc
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu trắc nghiệm Số 2: C
A. Những gì Phật dạy thì nói là Phật dạy, những gì Đức Phật không dạy thì không nói là Phật dạy
B. Nói pháp vì lợi ích chứ không phải vì phiếm luận hay hơn thua /
C. Thuyết pháp với hiểu biết thế nào là thích hợp hay không thích hợp (không nói cho người ngồi trên cao, người đi phía trước người đang nằm trong lúc mình ngồi ...- trừ khi thuyết cho người bệnh) /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 3 là D
No comments:
Post a Comment