Thursday, December 31, 2015

Bài học. Thứ Sáu ngày 1-1-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương Ba Pháp
XIV. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ

138.- Ngựa Ðược Ðiều Phục


1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về ba loại ngựa được điều phục và Ta sẽ giảng về ba hạng người chưa được điều phục. Hãy lắng nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại ngựa được điều phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba loại ngựa được điều phục.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba hạng người được điều phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người được điều phục.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người được điều phục, có tốc lực, người không có sắc đẹp, không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời ấy nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy ngập ngừng, vị ấy không có trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời ấy nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy trả lời không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy không nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời ấy nữa. Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy trả lời không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối.

Những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người được điều phục.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Trong đời sống tu tập nhất là trong Phật Giáo Nam Tông thì chúng ta có thể tu tập giác ngộ cho mình là do tạo phước ba la mật. Thì mình làm gì gọi là phước ba la mật, và tại sao phước ba la mật lại tạo duyên lành trong đời sống? - TT Pháp Tân

2. Phải chăng mình muốn độ chúng sanh thì mình phải có duyên lành từ quá khứ với người đó? - TT Tuệ Quyền


 3. Phải chăng qua bài kinh nầy Đức Phật chỉ nêu lên những thành tựu đáng quý nhưng không phải là "sự khen chê" đối với những vị thành tựu ít hoặc nhiều? - TT Pháp Đăng



 III. Tường trình về Phật Giáo Thế Giới 
TT Giác Đẳng tường trình những gì nên làm trong tương lai năm 2016

Wednesday, December 30, 2015

Bài học. Thứ Năm ngày 31-12-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Hai Pháp
III. Phẩm Người Ngu
1-10



1. - Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội, và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này.


Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí này.

2. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

3. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai không nói, không thuyết. Nầy các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai

5. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai.

6. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai.

7. Với người có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: địa ngục hay bàng sanh. Với người không có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: chư Thiên hay loài Người.

8. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: địa ngục hay loại bàng sanh.

Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: chư Thiên hay loài Người.

Người theo ác giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận: địa ngục hay loài bàng sanh. Người đầy đủ thiện giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận: chư Thiên và loài Người.

9. Do quán thấy hai lợi ích, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng. Thế nào là hai? Thấy tự mình hiện tại lạc trú, và có lòng thương tưởng đến những chúng sanh về sau. Do quán thấy hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nên Ta đi đến các ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng.

10. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

1. Là một vị Giảng Sư, chúng ta thuyết pháp trình bày các câu Phật ngôn như thế nào để không rơi vào tình trạng xuyên tác Như Lai? - TT Tuệ Quyền


2. Phải dựa vào đâu để kiểm chứng lời nào là lời Phật dạy? - TT Pháp Đăng




 III. Tường trình về tình hình Thế Giới trong năm 2015

TT Giác Đẳng tường trình tình hình thế giới trong năm 2015

Tuesday, December 29, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 30-12-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương Ba Pháp
XIV. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ

137.- Ngựa Chưa Ðược Ðiều Phục



1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về ba loại ngựa chưa được điều phục và Ta sẽ giảng về ba hạng người chưa được điều phục. Hãy lắng nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.


- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba loại ngựa chưa được điều phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối: bề cao, chu vi, bề ngoài. Nhưng ở đây, này các Tỷ kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba loại ngựa chưa được điều phục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba hạng người chưa được điều phục?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối. Nhưng ở đây, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, và cân đối. Ba loại này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người chưa được điều phục.

2. Thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Ðây là khổ"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt"; như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy lại ngập ngừng không có trả lời. Ðây Ta nói trong nghĩa không có sắc đẹp. Vị ấy không có nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chưa có điều phục, có tốc lực, nhưng không có sắc đẹp, không có cân đối.

3. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Ðây là khổ"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt"; như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy trả lời là không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy không có nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa không có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chưa có điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, nhưng không có cân đối.

4. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người chưa được điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Ðây là khổ"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt"; như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ðây Ta nói trong nghĩa có tốc lực. Nhưng khi được hỏi về thắng pháp thắng luật, vị ấy liền trả lời không có ngập ngừng. Ðây Ta nói trong nghĩa có sắc đẹp. Vị ấy có nhận được các đồ tư dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ðây Ta nói trong nghĩa có cân đối. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chưa có điều phục, có tốc lực, có sắc đẹp, có cân đối. Những hạng người này, này các Tỷ-kheo, là ba hạng người chưa có cân đối.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Có những người tu thì giỏi, thường chịu khó làm công quả, ngồi thiền, cung kính nhưng không giỏi về thuyết pháp giảng dạy. Phải chăng, có những người giỏi thuyết pháp nhưng không siêng về thực hành. Phải chăng người siêng làm thì không siêng nói, và người siêng nói thì không siêng làm, và cũng có người không siêng làm cũng không siêng nói, có những người vừa siêng làm vưà siêng nói? TT Pháp Đăng

2. Qua bài học hôm nay, phải chăng một vị tỳ kheo trên đường tu tập nên quân bình trong sự thắp sáng Phật Pháp thấy được Tứ Đế, có trí văn và có thể nhiếp phục quần chúng chứ không nên tập trú vào một thứ? - TT Pháp Tân


3. Một vị tỳ kheo có khả năng nhiếp phục quần chúng là do phước hay do tài? - TT Tuệ Quyền

4. Thường một người xin vào chùa tu tập chúng ta đánh giá rất đại khái vì không ai biết rõ tương lai của người đó ra sao, có người thấy có tiềm năng nhưng lại không tu lâu dài được, có những vị trông rất bình thường mà lại tu lâu dài. Có thể nào nhận định chính xác về sự tu tập của một người hay chỉ là chuyện hên xui? - ĐĐ Pháp Tín


 III. Tường trình về Phật Giáo Thế Giới
1. TT Giác Đẳng nói về văn hóa phong tục của người Tây Phương trong ngày đầu năm 
Lời phát nguyện 10 điều trong ngày đầu năm của một Phật tử người Mỹ Mac Valentine. TT Giác Đẳng việt dịch.

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng:Trong văn hóa của người Tây Phương ngày Tết Dương Lịch không phải một ngày thật sự vui, dĩ nhiên họ có một vài chương trình thí dụ như đếm ngược hay tụ tập một nơi nào đó có tiệc tùng nhưng mà đa phần không khí tưng bừng và sự hào hứng đã bị ngày Noel của Ki tô giáo hay là Hanukkah của Do Thái giáo đã làm cho ngày Tết Dương Lịch giống như ở tại quốc gia nền văn hóa khác khi bắt đầu ngày đầu năm. 

Nhưng dù sao đi nữa thì sống nhiều năm ở Hoa Kỳ chúng tôi thấy có một phong tục tương đối đẹp, người ta có lời phát nguyện hay lời tự hứa (resolution) cho năm mới. Điều này người ta thường làm trong hai dịp: một là ngày sinh nhật của mình, 2 là ngày đầu năm. Và thường ngày đầu năm người ta thường hay có suy tư như vậy.

Một người Phật tử Mỹ, anh Mac Valentine đã viết những tâm nguyện nhân ngày đầu năm có 10 điều và điều này một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa Tây Phương và truyền thống Phật giáo. 

Chúng tôi xin đọc sơ 10 điều này để chia sẻ với qúi Phật tử : 

1 - Điều đầu tiên : Nhân năm mới mong mỏi rằng anh sẽ chăm sóc về thân mình nhiều hơn bằng cách mỗi ngày buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy anh dùng sự chú ý của mình để quét toàn thân của mình từ đỉnh đầu cho đến chân để mình có thể cảm nhận và ghi nhớ rằng thân của mình cần được chăm sóc bằng cách tiết chế trong sự ăn uống, thân của mình là một phương tiện rất tốt để cho mình tu tập, mình phải bảo quản tốt. Và thân của mình có những sự thay đổi có thể già đi mà mình không thể đòi hỏi rằng thân mình lúc nào cũng như vậy. Đó là điều anh mong được làm trong năm mới.

2 - Anh cũng mong một điều rằng ở trong năm mới anh có thường thể bỏ thì giờ để tu tập tâm từ bi. Tâm từ bi theo anh là anh có những thời giờ để anh cảm nhận được tình thương của những người chung quanh nhiều hơn và anh nghĩ rằng nếu mà mình không cảm nhận được tình thương của người khác thì mình không thể biết được thế nào là chất liệu thật sự của yêu thương để cho người khác, ví dụ mình đi đâu đó về bà mẹ nấu một bữa cơm rất tươm tất cho mình ăn, bữa cơm đó hoàn toàn là do tình thương và mình phải cảm nhận và mình không nên coi thường, hay hoặc giả là trong những lúc chúng ta bịnh có người nào đó bỏ thì giờ đến để nấu cho chúng ta một món súp hay một món cháo thì thay vì chúng ta chỉ nhận ăn món súp món cháo đó thôi thì chúng ta có ít thì giờ để cảm nhận rằng đó là tình thương .
Rồi anh cũng phát nguyện năm mới chúng ta cũng ban bố tình thương của mình, chia sẻ tình thương của mình với người khác, có những người họ cũng cần đến tình thương cần đến sự quan tâm và chúng ta có thể cho họ được cảm nhận một điều rằng họ được thương họ được qúi họ được quan tâm.

3 - Điều thứ ba anh phát nguyện là sự tha thứ hay sự bao dung. Anh mong khởi đầu năm anh có những giờ phút có thể cảm nhận được nỗi đau của oan kết, nỗi đau của hận thù. Và anh hiểu trọn vẹn nỗi đau đó là bi kịch tự nhiên của kiếp nhân sinh. Anh mong rằng mọi người tha thứ cho mình cũng như mong mình có thể tha thứ cho cuộc đời. 

4 - Điều thứ tư: Anh mong mỏi mình sẽ sống với sự trở về. Trở về theo điều Đức Phật dạy là vùng đất của tổ phụ vùng đất của thân quen. Đời sống chúng ta luôn luôn dõi mắt về vùng trời xa xăm và luôn luôn trôi dạt luôn luôn bị lôi kéo bởi nhiều thứ. Nhưng một thứ có thể nói rất tốt rất bền chặt là chúng ta trở về với thân tâm mình. Anh mong rằng anh có được những giờ phút để ngồi ngưng lại tất cả công việc để nhìn vào hơi thở nhẹ nhàng sâu lắng và cảm nhận rằng giây phút mình đang sống ở đây giây phút cần được ý thức cần được quán chiếu chánh niệm một cách trọn vẹn về sự hiện hữu của mình ở trong giờ phút này, không phải là chuyện nghĩ quá nhiều về những cái đã qua hay mơ mộng nhiều về chuyện sắp đến. Và bây giờ nhìn vào hơi thở, hơi thở ra hơi thở vào để cảm nhận được sự hiện hữu của mình trong giờ phút này, đem sự chú ý trở về với hiện tại. Và trên mảnh đất hiện tại đó điều Đức Phật dạy đó là vùng đất của tổ phụ vùng đất thân quen, vùng đất thân quen đó đủ cho chúng ta có đủ minh triết biết về cuộc sống của chính mình đi đâu về đâu.

5 - Điều phát nguyện thứ 5 ở trong năm mới: sẽ nói những lời nói chánh ngữ, những lời nói cẩn trọng, không để lời nói mình trở thành lời chia rẽ, không để lời nói mình làm đau khổ người khác, không để lời nói mình sai sự thật, và cũng không để lời nói mình trở thành vô ích.

6 - Điều thứ 7 : Anh cũng phát nguyện rằng không phải gìn giữ lời nói theo cách chánh ngữ mà anh sẽ cố gắng tập nghe nhiều hơn. Lắng nghe là một cách sống, một cách hưởng thụ, một cách học hỏi. Anh sẽ trở lại những nơi có những bài nói chuyện lợi ích để lắng nghe. Anh sẽ nghe bằng tâm thư thới, thỉnh thoảng trở lại với hơi thở ra vào và sau đó tiếp tục lắng nghe, và lắng nghe với sự tôn trọng người nói thì điều đó là chánh niệm ở trong sự lắng nghe.

7 - Điều thứ 7 anh muốn phát nguyện để có một ý thức minh mẫn về con đường đi của mình, thế nào là đạo. Anh là một Phật tử anh muốn có ý thức rõ hơn về con đường Đức Phật dạy. Anh là một người sống trên trái đất này và không hủy diệt, không làm phương hại, không làm ô nhiễm trái đất. Anh là người tin Phật, anh muốn làm sao đời sống hàng ngày có làm cái gì đó theo lời Đức Phật dạy dù nhỏ dù lớn.

8 - Điều thứ 8: Anh phát nguyện sẽ chánh niệm đối với cảm xúc của mình. Anh phát nguyện ở trong sự giận dữ, ở trong sự buồn nản, ở trong sự bực bội thay vì phản ứng mạnh mẽ, thay vì chửi mắng, thay vì công kích, thay vì nói những lời để tự vệ thì anh phát nguyện sẽ ngồi xuống trong sự yên lặng, ngồi xuống giữa cơn bão để cảm nhận trọn vẹn cái bực bội cái khó chịu cái khổ đau cái tức tối trong lòng và tập nhìn như Đức Phật dạy Thọ Quán Niệm Xứ và anh sẽ tìm ra một phương pháp để chữa trị những cảm xúc vui buồn bằng chánh niệm của mình hơn là đòi hỏi người khác phải thoả mãn cho mình.
9 - Lời phát nguyện thứ 9: Anh muốn phát nguyện ở trong năm tới anh tập lắng tâm nhìn vào thói tật, nhìn vào sự dính mắc, nhìn vào hệ lụy của bản thân mình. Có những cái không đáng mà mình quá thích, có những cái không tốt mà mình quá dính mắc, có những cái không an lạc mà mình không buông bỏ được. Thì anh xin nhìn vào điều đó, nhìn để tháo gỡ đi những dính mắc.

10 - Và sau cùng anh phát nguyện sẽ sống nhìn thấy thế giới này là một sự kết hợp của nhiều nhân, nhiều duyên, nhiều yếu tố. Mình không làm chủ tất cả do đó mình không đòi hỏi cuộc đời phải thế này thế khác, nhưng mình hiểu lời nói hành động ý nghĩ của mình ảnh hưởng đến chung quanh, nó là một phần sẽ ảnh hưởng, do đó mình sống có trách nhiệm.

Thì 10 điều phát nguyện mà anh Mac Valentine viết ở trong bài viết này nhân đầu năm không nhắc chữ nào đến chữ Phật, không nhắc chữ nào đến chữ Phật Pháp, nhưng đó là những phát nguyện rất là đẹp, chúng ta sống có chánh niệm và hướng sự chánh niệm đó vào trong thân của mình vào trong cảm xúc của mình vào sự phát huy những sức mạnh nội tại và ý thức rõ ràng về sự có mặt màu nhiệm của chúng ta ở giữa cuộc đời này. Mỗi chúng ta đều có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống nhưng mà nếu trong năm mới chúng ta nhìn lại và định đặt cho mình những giá trị tốt đẹp thì nói như lời Đức Phật dạy ở trong bài Kinh Thắng Hạnh ngày nào thân hiền thiện, khẩu hiền thiện, ý hiền thiện đó là ngày cát tường đó là giờ phút hanh thông, đó là thời khắc thịnh đạt ./. 

Monday, December 28, 2015

Bài học. Thứ Ba ngày 29-12-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Ba Pháp
XIV. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ

136.- Thành Tựu  và Tăng Trưởng Giới Định Tuệ


- Này các Tỷ-kheo, có ba sự thành tựu này. Thế nào là ba?

Thành tựu về tín, thành tựu về giới, thành tựu về tuệ. Này các Tỷ-kheo, các pháp này là ba sự thành tựu.

Này các Tỷ-kheo, có ba sự tăng trưởng. Thế nào là ba?

Tăng trưởng về tín, tăng trưởng về giới, tăng trưởng về tuệ. Này các Tỷ-kheo, ba pháp này là ba tăng trưởng.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Phải chăng một người tu tập tiến bộ thì đức tin và giới và tuệ tăng trường hay ít nhất tăng trưởng một trong những thứ đó? - TT Pháp Tân 

2. Có trường hợp nào mà một người  lúc ở ngoài cuộc sống thế tục  rất  bình thường nhưng vào chùa tu tập thì trở thành bậc thiện trí  có nhiều trí tuệ?  ĐĐ Pháp Tín 

3. TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học.


 III. Tin Tức Phật Giáo
TT Giác Đẳng tường trình tin tức Phật Giáo Thế Giới trong năm 2015

Sunday, December 27, 2015

Bài học. Thứ Hai ngày 27-12-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Hai Pháp
III. Phẩm Người Ngu


1-10

1. - Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội, và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này.

Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí này.

2. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

3. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai không nói, không thuyết. Nầy các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai

5. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai.

6. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai.

7. Với người có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: địa ngục hay bàng sanh. Với người không có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: chư Thiên hay loài Người.

8. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: địa ngục hay loại bàng sanh.

Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: chư Thiên hay loài Người.

Người theo ác giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận: địa ngục hay loài bàng sanh. Người đầy đủ thiện giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận: chư Thiên và loài Người.

9. Do quán thấy hai lợi ích, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng. Thế nào là hai? Thấy tự mình hiện tại lạc trú, và có lòng thương tưởng đến những chúng sanh về sau. Do quán thấy hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nên Ta đi đến các ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng.

10. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.



II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.

Chư Tăng thảo luận về chương trình giảng dậy trong rơom năm nay và năm tới 2016


 III. Đố Vui

Saturday, December 26, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 27-12-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng
1-11 Các Vị Tỷ Kheo

1. - Trong các vị Tỷ-kheo của Ta có thể dùng ý hóa thân, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Cullapanthaka.

2. Trong các vị đệ tử... thiện xảo về tâm thắng tiến, tối thắng là Cullapanthaka.

3. Trong các vị đệ tử... thiện xảo về tưởng thắng tiến, tối thắng là Mahàpanthaka.

4. Trong các vị đệ tử... trú không có tranh luận, tối thắng là Subhuti.

5. Trong các vị đệ tử... đáng được cúng dường, tối thắng là Subhuti.

6. Trong các vị đệ tử... tu ở rừng, tối thắng là Revata Khadiravaniya.

7. Trong các vị đệ tử... tu Thiền, tối thắng là Kankha Revata.

8. Trong các vị đệ tử... tinh cần tinh tấn, tối thắng là Sono Koliviso.

9. Trong các vị đệ tử... khéo nói, tối thắng là Sono Kutikanna.

10. Trong các vị đệ tử... nhận được đồ cúng dường, tối thắng là Sivali.

11. Trong các đệ tử Tỷ-kheo có tín thắng giải, tối thắng là Vakkali..


II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu  1. Theo sử liệu thì điều nào sau đây chính xác khi nói về tôn giả Revata?  
1. Ngài là em út của Tôn giả Xá Lợi Phất 
/ 2. Ngài từ bỏ cuộc sống thế tục xuất gia trong ngày hôn lễ 
/ 3. Ngài cư ngụ trong rừng keo (Khadiravana) nên có biệt danh liên hệ 
/4. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu  Số 1 . 4 

Câu hỏi 2. Đời sống độc cư có những lợi lạc gì cho người tu tập? 
A. Gần với những chúng sanh khuất mặt 
/ B. Thanh tịnh, dễ tập chú vào nội tại 
/ C. Không có bổn phận với ai /

 D. Thoát ly với Tăng chúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 2 là B

Câu hỏi 3. Đọc Tam Tạng Kinh Điển chúng ta có thể kết luận theo điều nào sau đây?
 A. Đức Phật chỉ tán thán những đệ tử sống độc cư
 / B. Đức Phật chỉ tán thán những đệ tử dấn thân phục vụ cuộc đời 
/ C. Đức Phật tán thán những ai nỗ lực hướng cầu giác ngộ, giải thoát
 / D. Đức Phật kêu gọi tất cả người tu cần phải xuất gia

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 3  .C

Câu hỏi 4. Trong cuộc sống hôm nay để có thể hưởng được "hương vị của độc cư" chúng ta có thể làm gì? 
A. Có một căn phòng yên tĩnh để tu tập trong nhà
 / B. Có những ngày sống giữa thiên nhiên 
/ C. Mỗi năm dành thời gian tham dự những khoá tu 
/ D. Cả ba điều trên đều tốt

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu  Số 4.D 

Câu hỏi 5. Câu Phật ngôn sau đây: " Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt" hàm ý điều nào sau đây: 
A. Người tu không nên ở chùa 
/ B. Người tu phải sống trong rừng
 / C. Người tu tập có những giai đoạn thật sự cần sống trong bối cảnh ít chi phối 
/ D. Người tu tập thiền phải xa lánh mọi người

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu  Số 5 .C 

Câu hỏi 6. Trọng tâm của đời sống tu tập bao gồm điều nào sau đây?
 A. Sống có tập trung 
/ B. Sống trong thanh tịnh 
/ C. Sống hướng nội 

/ D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu  Số 6 . D