Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương Ba Pháp
XIV. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ
131.- Kẻ Chiến Sĩ
1. - Ðầy đủ ba đức tánh, này các Tỷ-kheo, một kẻ chiến sĩ xứng đáng cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ chiến sĩ là người bắn xa, bắn như chớp nhoáng và đâm thủng được vật lớn. Ðầy đủ ba đức tánh này, này các Tỷ-kheo, một kẻ chiến sĩ xứng đáng cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba đức tánh, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là kẻ bắn xa, bắn như chớp nhoáng và đâm thủng được vật to lớn.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn xa?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm có cảm thọ gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả cảm thọ, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm có tưởng gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả tưởng, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm có các hành gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả các hành, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, tất cả các thức, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: "Ðây là khổ", như thật tuệ tri: "Ðây là khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt"; Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đâm thủng vô minh uẩn to lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn. Ðầy đủ ba đức tánh này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1. Những thí dụ nào sau đây có thể tìm thấy trong kinh điển?
A. Phiền não là địch quân
/ B. Hành giả là một chiến sĩ
/ C. Sự thuần thục trong giới định tuệ được xem như sự tinh nhuệ của một người lính trận
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tue Quyen cho dap an cau 1 la D
Câu hỏi 2: Nếu hành giả tu tập giống như một người lính trận thì suy nghĩ nào sau đây là hợp lý?
A. Xưa nay chinh chiến người đi mấy về
/ B. Chiến sĩ thì phải chiến đấu không thể xuôi tay nhìn kẻ địch
/ C. Người tu không thể bạo động như người lính
/ D. Tất cả đều do số mạng
DD Phap Tin cho dap an cau 2 la B
Câu 3. Khả năng "bắn xa" trong bài kinh hôm nay thí dụ cho điều gì?
A. Cái nhìn phải rộng lớn toàn diện với nhận thức rõ ràng
/ B. Biết lo xa
/ C. Phải có chí lớn
/ D. Không quan tâm cái tiểu tiết trước mắt
TT Tue Quyen cho dap an cau 3 la A
Câu 4. Khả năng "bắn nhanh" cho chúng ta ý nghĩ nào sau đây?
A. Làm gì cũng mau lẹ
/ B. Tu mau kẻo trể
/ C. Sự nhận thức bốn đế nhanh chóng giúp hành giả phản ứng chính xác
/D. Ác niệm sanh khởi phải diệt ngay
DD Phap Tin cho dap an cau 4 la C
Câu hỏi 5. Bằng chứng nào sau đây cho thấy chúng ta bị vô minh bao phủ?
A. Buồn trước thay đổi
/ B. Chấp thủ ngã sở
/ C. Không thể sống an lạc
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giac Dang cho dap an cau 5 la D
No comments:
Post a Comment