Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Ba Pháp
XIV. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ
135.- Mền Bằng Tóc.
1. - Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tất cả loại vải được dệt, mền được dệt bằng tóc được xem là hạ liệt nhất. Mền được dệt bằng tóc, này các Tỷ-kheo, khi trời lạnh thì lạnh, khi trời nóng thì nóng, xấu xí, có mùi hôi, xúc chạm khó chịu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các chủ thuyết của các Sa-môn ngoại đạo tuyên bố, chủ thuyết của Makkhali được xem là hèn hạ nhất. Này các Tỷ-kheo, Makkhali, kẻ ngu si có thuyết như sau; có kiến như sau :"Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn".
2. Này các Tỷ-kheo, những ai là các vị A-la-hán trong thời quá khứ, các vị Chánh Ðẳng Giác, các bậc Thế Tôn; các vị ấy đều chủ trương có nghiệp, đều chủ trương có nghiệp quả, đều chủ trương có tinh tấn. Nhưng này các Tỷ-kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: "Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn".
3. Này các Tỷ-kheo, những ai là các vị A-la-hán trong thời vị lai, các vị Chánh Ðẳng Giác, các bậc Thế Tôn; các vị ấy đều chủ trương có nghiệp, đều chủ trương có nghiệp quả, đều chủ trương có tinh tấn. Nhưng này các Tỷ-kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: "Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn".
Còn Ta, này các Tỷ-kheo, nay là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác cũng chủ trương có nghiệp, chủ trương có nghiệp quả, chủ trương có tinh tấn. Nhưng này các Tỷ-kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: "Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn".
5. Ví như, này các Tỷ-kheo, tại cửa sông, có người đặt một cái sập bẫy cá đem đến bất hạnh, đau khổ, tổn hại, nguy hại cho các loại cá. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Makkhali, kẻ ngu si xuất hiện ở đời như cái bẫy sập người, đem lại bất hạnh, đau khổ, tổn hại, nguy hại cho nhiều loài hữu tình.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Niềm tin ở nghiệp báo liên hệ thế nào với sự tinh tấn?
A. Có tin ở nghiệp báo thì mới cố gắng làm điều gì đó gọi là tạo phước đức
/ B. Có tin nghiệp báo thì cố gắng dưỡng nuôi thiện tâm
/ C. Có tin nghiệp báo thì cố tránh ác nghiệp
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 1 .D .
Câu hỏi 2. Có chăng người tin vào nghiệp nhưng không tin vào quả của nghiệp?
A. Chắc chắn là không. Hễ tin nghiệp thì phải tin vào quả của nghiệp.
/ B. Cũng có. Nhiều người tin là cuộc đời vui khổ là do kiếp trước vụng tu hay khéo tu nhưng trong hiện tại thì không tạo phước tích đức cho mai hậu
/ C. Có những người do thói quen nghĩ về nhân không nghĩ về quả, hay ngược lại, có người nghĩ về quả mà không nghĩ về nhân
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2 .D
Câu hỏi 3. Thế nào là niềm tin ở quả dị thục?
A. Niềm tin có quả nghiệp vượt khỏi vui buồn khi tạo tác.
/ B. Niềm tin có hậu quả của hành động xa hơn luật pháp hiện hành
/ C. Niềm tin vào hậu quả của sở hành vượt khỏi phản ứng từ xã hội
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3 . D.
Câu hỏi 4. Có người chủ trương là một người tu tập đúng nghĩa thì không cần quan tâm tới kiếp trước hay kiếp sau điều nầy phải chăng cho thấy niềm tin nghiệp báo không cần cho người tu tập?
A. Phật ngôn "không làm tất cả ác, huân tập những hạnh lành, thanh lọc tâm ý, là lời dạy của chư Phật"
/ B. Trong sự giữ giới có liên quan đến niềm tin nghiệp báo
/ C. Tập chú vào hiện tại không có nghĩa là phủ nhận tam thế
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 4 . D.
Câu hỏi 5. Tạo sao có khi chúng ta tạo ác nghiệp dù vẫn tin nhân quả?
A. Do thiếu ý chí mạnh mẽ đối với cuộc sống
/ B. Do quá tin vào thủ đoạn và kết quả nhất thời
/ C. Do nhất thời quên mình
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu số 5 là D
No comments:
Post a Comment