Tuesday, June 30, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 1-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương III - Ba Pháp- 
III. Phẩm Người -
23.- Chất Chứa.

- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chất chứa các thân hành có não hại, chất chứa các khẩu hành có não hại, chất chứa các ý hành có não hại. Sau khi chất chứa thân hành có não hại, chất chứa khẩu hành có não hại, chất chứa ý hành có não hại, người ấy sanh trong thế giới có não hại. Vì phải sanh trong thế giới có não hại, người ấy cảm giác các cảm xúc có não hại. Người ấy, vì cảm giác các cảm xúc có não hại, nên cảm giác các cảm thọ có não hại, nhất hướng đau khổ, như các chúng sanh ở trong địa ngục.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người chất chứa thân hành không có não hại ... chất chứa ý hành không có não hại. Sau khi chất chứa thân hành không có não hại ... chất chứa ý hành không có não hại, người ấy được sanh trong thế giới không có não hại. Ðược sanh trong thế giới không có não hại, người ấy cảm giác các cảm xúc không có não hại. Do cảm giác các cảm xúc không có não hại, người ấy cảm giác các cảm thọ không có não hại, nhất hướng lạc, như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người chất chứa thân hành có não hại và không có não hại ... chất chứa ý hành có não hại và không có não hại. Sau khi chất chứa thân hành có não hại và không có não hại ... , sau khi chất chứa ý hành có não hại và không có não hại, được sanh vào thế giới có não hại và không có não hại. Ðược sanh vào thế giới có não hại và không có não hại, người ấy cảm giác các cảm xúc có não hại và không có não hại. Do cảm giác các cảm xúc có não hại và không có não hại, người ấy cảm giác các cảm thọ có não hại và không có não hại, xen lẫn lạc và khổ, ví như loài Người, một loại chư Thiên và một loại sanh trong đọa xứ.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Tại sao trong kinh Tạng nói có những loại nghiệp pha lẫn nghiệp đen nghiệp trắng, nhưng trong A Tỳ Đàm thì nói thiện là thiện, bất thiện là bất thiện? - TT Tuệ Siêu
2. Tại sao trong cuộc sống chúng ta thấy đời là khổ, nhung trong Vi Diệu Pháp tâm quả thiện nhiều tâm quả bất thiện rất muội lượt nhưng trong đời sống thì bất thiện rất nhiều? - TT Tuệ Siêu
3. Phải chăng chữ "não hại" trong bài kinh có ý nghĩa là gây tổn thương cho chúng sanh khác? - TT Tuệ Siêu
4. Có người cho rằng loài người hạnh phúc hơn chư thiên vì nhận thức được sự tương phản giữa khô đau và hạnh phúc. Quan điểm đó có đúng chăng? - TT Tuệ Siêu


 III. Đố Vui

Monday, June 29, 2015

Bài học. Thứ Ba ngày 30-6-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng



Chương III - Ba Pháp- 


III. Phẩm Người -



22.- Người Bệnh

- Có ba hạng người bệnh này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một hạng người bệnh, dầu có được ăn các món thích hợp, hay không được các món ăn thích hợp, dầu có được các thuốc men thích hợp hay không được các thuốc men thích hợp, dầu có được sự chăm sóc thích đáng hay không được sự chăm sóc thích đáng, không được bình phục từ chứng bệnh ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người bệnh, dầu có được ăn các món thích hợp, hay không được các món ăn thích hợp, dầu có được các thuốc men thích hợp hay không được các thuốc men thích hợp, dầu có được sự chăm sóc thích đáng hay không được sự chăm sóc thích đáng, được bình phục từ chứng bệnh ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người bệnh, có được ăn các món thích hợp, không phải không được, có các thuốc men thích hợp, không phải không được, có được sự chăm sóc thích đáng, không phải không được, được bình phục từ chứng bệnh ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người bệnh này, có được các món ăn thích hợp, không phải không được, có được các thuốc men thích hợp, không phải không được, có được sự chăm sóc thích đáng, không phải không được, được bình phục khỏi chứng bệnh ấy. Chính do duyên với hạng người bệnh này, này các Tỷ-kheo, các món ăn thích hợp với người bệnh đã được chấp thuận, các thuốc men thích hợp với người bệnh đã được chấp thuận., sự chăm sóc thích đáng với người bệnh đã được chấp thuận. Chính do duyên với hạng người bệnh này, này các Tỷ-kheo, các người bệnh khác cần phải được chăm sóc như vậy.

Ba hạng người bệnh này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba hạng người này, có mặt, xuất hiện ở đời, có thể so sánh với ba hạng người bệnh này. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được thấy Như Lai hay không được thấy Như Lai, được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, hay không được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, không có đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không được thấy Như Lai, được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, hay không được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được thấy Như Lai, không phải không được thấy, được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, không phải không được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được thấy Như Lai, không phải không được thấy, được nghe Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, không phải không được nghe, đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp. Chính do duyên hạng người này, này các Tỷ-kheo, thuyết pháp được chấp nhận, và chính do duyên hạng người này, này các Tỷ-kheo, pháp được thuyết giảng cho các người khác.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời được ví dụ với ba hạng người bệnh.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Trường hợp "người bệnh uống bao nhiêu thuốc, trị liệu cách nào cũng không hết bệnh" cho chúng ta bài học nào dưới dây? 
A. Không nên nghĩ rằng có một điều gì mang tính "toàn năng" 
 B. Nếu thấy trị không kết quả nên ngưng chữa trị 
 C. Trị bệnh là chuyện hên xui 
 D. Mọi việc nên xuôi theo tự nhiên

TT PháĐăng cho đáán câu 1 là

Câu hỏi 2. Trường hợp người " Không uống thuốc vẫn khỏi bệnh" cho chúng ta bài học nào sau đây:
 A. Sự chăm sóc không cần thiết cho người bệnh
  B. Thuốc thang không có giá trị 
 C. Chuyện gì cũng có ngoại lệ kể cả bị bệnh và khỏi bệnh
  D. Chữa trị bằng tâm tốt hơn bằng thuốc

DD Phap Tin cho đáán câu 2 là D
TT Giác Đẳng cho đáán câu 2 là C

Câu hỏi 3. Trường hợp "người bệnh nhờ uống thuốc, chăm sóc, chữa trị được khỏi bệnh" cho chúng ta bài học nào sau đây: 
A. Nên được áp dụng cho mọi trường hợp nếu có thể 
 B. Đối với người bệnh thì nên chăm sóc, chữa trị. Đó là thái độ hợp lý nhất 
 C. Hãy hoằng pháp trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể nhưng không nên kỳ vọng kết quả tuyệt đối
  D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tu Siêu cho đáán câu 3 là D

Câu hỏi 4. Câu nào dưới đây được xem là hợp lý theo Phật Pháp? 
A. Có khi thời gian nầy nghe pháp vô nghĩa nhưng lúc khác thì lãnh hội được 
 B. Cũng ý nghĩa Phật Pháp đó nhưng người nầy nói thì mình thấm thía mà người khác nói thì không
  C. Có lúc trong sự đau khổ tận cùng chúng ta nhận thức được đạo lý thâm sâu mà bình thường dường như vô giá trị 

 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 4 là D


Sunday, June 28, 2015

Bài học. Thứ Hai ngày 29-6-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Một Pháp


VII. Phẩm Tinh Tấn


1-10 Tinh Cần Tinh Tấn

1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tinh tấn tinh cần. Với người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn. Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như ít dục. Với người có ít dục, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

4. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không biết vừa đủ")...

5. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "biết vừa đủ")...

6. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không như lý tác ý")...

7. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "như lý tác ý")...

8. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không tỉnh giác")...

9. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "tỉnh giác")...

10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với ác. Với người làm bạn với ác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận..

II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. "Vui thích với cái mình có" có giống với câu "bằng lòng với cái mình có"?
 A. Giống nhau. Bằng lòng là dấu hiệu của vui thích
  B. Không giống. Bằng lòng là không đòi hỏi thêm nhưng không hẳn là quá thích 
 C. Tuỳ theo ngữ cảnh và hoàn cảnh
  D. Cả ba câu trên đêu đúng

TT PháĐăng cho đáán câu 1 là C

Câu hỏi 2. Lý do nào chúng ta thường không tri túc?
 A. Do thói quen
  B. Tham cầu với không bao giờ vừa đủ 
 C. Không thấy được giá trị của sự tri túc 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáán câu 2 là D

Câu hỏi 3. Có thứ tri túc nào không nên có?
 A. Tri túc trong hôn nhân 
 B. Tri túc trong thiện pháp 
 C. Tri túc trong nhu yếu 
 Tri túc trong ẩm thực

TT PháĐăng cho đáán câu 3 là B

Câu hỏi 4. Những biểu hiện nào sau đây cho thấy dấu hiệu của người tri túc?
 A. Không hoang phí cái mình đang có
  B. Không đua đòi cái người khác có 
 C. Hiểu rõ cái mình cần không nhất thiết là cái tốt nhất 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáán câu 4 là D

Câu hỏi 5. Những biểu hiện nào sau đây là dấu hiệu của người không tri túc?
 A. Lúc nào cũng thấy thiếu thốn 
 B. Thường bị nợ chồng chất 
 C. Hay mắc bệnh "đứng núi nầy trông núi nọ"
  D. Cả ba câu trên đều đúng


TT PháĐăng cho đáán câu 5 là D

Saturday, June 27, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 28-6-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp


VII. Phẩm Tinh Tấn


1-10 Tinh Cần Tinh Tấn

1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tinh tấn tinh cần. Với người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn. Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như ít dục. Với người có ít dục, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

4. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không biết vừa đủ")...

5. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "biết vừa đủ")...

6. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không như lý tác ý")...

7. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "như lý tác ý")...

8. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không tỉnh giác")...

9. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "tỉnh giác")...

10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với ác. Với người làm bạn với ác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận..

II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.


 III. Đố Vui
 Câu 1. Tại sao đa dục khiến thiện pháp bị trở ngại hoặc hao mòn?
A. Quá ham muốn đánh mất yếu tố quân bình 
 B. Quá dính mắc khiến tâm dễ lo âu, sầu muộn 
C. Quá đam mê khiến tâm không khách quan 
D. Cả ba câu trên đều đúng

_TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 1 Là  D .

Câu 2. Thái độ nào sau đây cho chúng ta tâm trạng buông xả?
A.  Chấp nhận những thay đổi với ý thức bản chất vô thường
 B. Thấy được giá trị của sự thanh thản, khinh an 
C. Muốn tạo thiện nghiệp thường phải "bỏ ra" hơn là " lấy vào" 
  D. Cả ba câu trên đều đúng

 _ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 2 Là  D .

Câu  3. Chư vị bồ tát thường có những thắng hạnh : cho cái khó cho, nhẫn cái khó nhẫn, làm cái khó làm bởi vì các ngài có được điều nào sau đây: 
 A. Nhiều phước báu
 B. Nhiều  phương tiện 
C. Ít ham muốn dính mắc 
 D. Ít có bạn đồng hành

_TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 3 Là  C

 Câu 4. Những bậc thánh giả nào dưới đây đã từng nhặt vải rách hay vải quăng bỏ để làm y phấn tảo? 
A. Hoàng tử Anuruddha 
B. Bậc đại phước Mahakassapa 
C. Đấng pháp vương Gotama 
 D. Cả ba vị nói trên 

_ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 4 Là  D .

Câu  5. Sự tu tập nào sau đây có đặc tính giảm thiểu tham dục?
 A. Bố thí
  B. Trì giới
 C. Thiền định 
D. Cả ba pháp trên

_TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 5 Là  D

Câu 6. Lý do nào chúng ta thường "có mặc cảm" với hạnh thiểu dục?
 A. Sợ nghèo
  B. Sợ khổ 
C. Sợ buồn 
D. cả ba câu trên


 _ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 6 Là  D .