Sunday, June 28, 2015

Bài học. Thứ Hai ngày 29-6-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Một Pháp


VII. Phẩm Tinh Tấn


1-10 Tinh Cần Tinh Tấn

1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tinh tấn tinh cần. Với người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn. Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như ít dục. Với người có ít dục, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

4. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không biết vừa đủ")...

5. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "biết vừa đủ")...

6. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không như lý tác ý")...

7. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "như lý tác ý")...

8. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không tỉnh giác")...

9. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "tỉnh giác")...

10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với ác. Với người làm bạn với ác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận..

II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. "Vui thích với cái mình có" có giống với câu "bằng lòng với cái mình có"?
 A. Giống nhau. Bằng lòng là dấu hiệu của vui thích
  B. Không giống. Bằng lòng là không đòi hỏi thêm nhưng không hẳn là quá thích 
 C. Tuỳ theo ngữ cảnh và hoàn cảnh
  D. Cả ba câu trên đêu đúng

TT PháĐăng cho đáán câu 1 là C

Câu hỏi 2. Lý do nào chúng ta thường không tri túc?
 A. Do thói quen
  B. Tham cầu với không bao giờ vừa đủ 
 C. Không thấy được giá trị của sự tri túc 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáán câu 2 là D

Câu hỏi 3. Có thứ tri túc nào không nên có?
 A. Tri túc trong hôn nhân 
 B. Tri túc trong thiện pháp 
 C. Tri túc trong nhu yếu 
 Tri túc trong ẩm thực

TT PháĐăng cho đáán câu 3 là B

Câu hỏi 4. Những biểu hiện nào sau đây cho thấy dấu hiệu của người tri túc?
 A. Không hoang phí cái mình đang có
  B. Không đua đòi cái người khác có 
 C. Hiểu rõ cái mình cần không nhất thiết là cái tốt nhất 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáán câu 4 là D

Câu hỏi 5. Những biểu hiện nào sau đây là dấu hiệu của người không tri túc?
 A. Lúc nào cũng thấy thiếu thốn 
 B. Thường bị nợ chồng chất 
 C. Hay mắc bệnh "đứng núi nầy trông núi nọ"
  D. Cả ba câu trên đều đúng


TT PháĐăng cho đáán câu 5 là D

No comments:

Post a Comment