Tuesday, June 9, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 10-6-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

I Phẩm Người Ngu (Tiếp Theo)


1-10 Người Ngu


Đoạn I


1.- Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetanava, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng. Bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Ví như, này các Tỷ-kheo, ngọn lửa từ nhà bằng cỏ lau, hay từ nhà bằng cỏ, thiêu đốt các ngôi nhà có nóc nhọn, các ngôi nhà có trét trong và trét ngoài, ngăn chận được gió, các ngôi nhà có chốt cửa đóng chặt, có các cửa đóng kín. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ngu có sợ hãi, người trí không sợ hãi, người ngu có nguy hiểm, người trí không có nguy hiểm, người ngu có tai họa, người trí không có tai họa. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi đến với người trí, không có nguy hiểm đến với người trí, không có tai họa đến với người trí.

Do vậy, ở đây, cần phải học tập như sau: Thành tựu với ba pháp nào, một người ngu được biết là như vậy, hãy từ bỏ ba pháp ấy. Thành tựu với ba pháp nào, một người trí được biết là như vậy, hãy chấp nhận ba pháp ấy và thực hành chúng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập.
Đoạn ÌI

Này các Tỷ-kheo, tướng của người ngu ở trong hành động (của mình); tướng của người trí ở trong hành động (của mình). Trí tuệ chói sáng trong nếp sống (của mình)

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: Thành tựu với ba pháp nào, người ngu được biết đến, hãy từ bỏ ba pháp ấy; thành tựu với ba pháp nào, người trí được biết đến; hãy chấp nhận ba pháp ấy, và thực hành chúng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập.

Đoạn ÌÌI

3.- Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác. Nếu người ngu này, này các Tỷ-kheo, không suy nghĩ ác, không nói ác và không làm ác, thời lấy gì người hiền trí biết được: "Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân"? Vì rằng, này các Tỷ-kheo người ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác, nên các người hiền trí biết được: "Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân". Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tánh của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu.

Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tính của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Nếu người hiền trí này, này các Tỷ-kheo, không suy nghĩ thiện, không nói thiện và không làm thiện, thời lấy gì người hiền trí biết được: "Người này là người hiền trí, bậc chân nhân"? Vì rằng, này các Tỷ-kheo người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện, nên các người hiền trí biết được: "Người này là người hiền trí, là bậc chân nhân". Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tánh của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí.

Đoạn IV

4.- Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Phạm tội, không thấy là có phạm tội; phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, không như pháp sám hối; được người khác phát lộ có tội, không như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Phạm tội, thấy là có phạm tội; phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, như pháp sám hối; được người khác phát lộ có tội, như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

Đoạn V

5.-Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Không như lý suy tư, đặt câu hỏi; không như lý suy tư, trả lời câu hỏi; khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Như lý suy tư, đặt câu hỏi; Như lý suy tư, trả lời câu hỏi; khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, liền chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

Đoạn VI

6.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm bất thiện, miệng nói bất thiện, ý nghĩ bất thiện. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

Đoạn VII

7.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm có tội, miệng nói có tội, ý nghĩ có tội. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm không có tội, miệng nói không có tội, ý nghĩ không có tội. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

Đoạn VIII

8.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm có não hại, miệng nói có não hại, ý nghĩ có não hại. ... (như trên)

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm không có não hại, miệng nói không có não hại, ý nghĩ không có não hại. ... (như trên)

Đoạn IX

9.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu vụng về, không phải bậc chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác (như trên) ...

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí không vụng về, là bậc chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức ... (như trên) ...

Đoạn X

10.- Do thành tựu ba pháp, này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba cấu uế, tương xứng như vậy, bị quăng vào địa ngục. Thế nào là ba? Ác giới và cấu uế của ác giới không được đoạn tận; tật đố và cấu uế của tật đố không được đoạn tận; xan tham và cấu uế của xan tham không được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba cấu uế này, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy được sinh lên cõi Trời. Thế nào là ba? Có giữ giới và cấu uế của các giới được đoạn tận; không có tật đố và cấu uế của tật đố được đoạn tận; không có xan tham và cấu uế của xan tham được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, đoạn tận ba cấu uế này, tương xứng như vậy được sanh lên cõi Trời.


II. Thảo Luận:   TT Pháp Đăng điều hợp.
1. Ác giới có nghĩa như thế nào? Ác giới có phải là phạm giới hay ngoài phạm giới có do tư duy tà kiến khiến chúng ta hành động? Người bị ác giới bị  quả khổ thế nào trong tương lai? TT PháĐăng
 2. Ganh tị và tật đố bên trong có gì trong tâm và bên ngoài biểu hiện như thế nào để biết người đó có ganh tị tật đố? - TT Tuệ Quyn
3. San tham là một pháp bất thiện, trong bài học còn có từ "cấu uế của san tham". Có phải "cấu uế của san tham" là bất thiện hơn san tham không? TT Pháp Tân

4. Ác giới như san tham muốn đoạn trừ thì làm thề nào để đoạn trừ? - TT Tuệ Quyền




 III. Đố Vui

No comments:

Post a Comment