Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Một Pháp
VI. Phẩm Búng Ngón Tay
1-10 Tâm Ðược Tu Tập
1. - Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập.
2. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào. Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc Thánh đệ tử nghe nhiều có được tu tập.
3. Nếu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo phát từ tâm; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Tỷ-kheo trú Thiền tịnh không có trống không, làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là người làm theo giáo giới, ăn đồ ăn khất thực của xứ không có uổng phí. Còn nói gì những người làm cho sung mãn từ tâm ấy.
4-5. Nếu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập từ tâm ... tác ý từ tâm; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Tỷ-kheo trú Thiền tịnh không có trống không, làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là người làm theo giáo giới, ăn đồ ăn khất thực của xứ không có uổng phí. Còn nói gì những người làm cho sung mãn từ tâm ấy.
6. Phàm những pháp nào, này các Tỷ-kheo, là bất thiện, thuộc thành phần bất thiện, đứng về phía bất thiện, tất cả các pháp ấy đều được ý đi trước. Ý khởi trước các pháp ấy. Các pháp bất thiện theo sau.
7. Phàm những pháp nào, này các Tỷ-kheo, là thiện, thuộc thành phần thiện, đứng về phía thiện, tất cả các pháp ấy đều được ý đi trước. Ý khởi trước các pháp ấy. Các pháp thiện theo sau.
8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như phóng dật. Với người phóng dật, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
9. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như không phóng dật. Với người không phóng dật, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như biếng nhác. Với người biếng nhác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1. Điều nào sau đây cho thấy một người tu tập tích cực không chểnh mảng?
A. Không xem thường những điều thiện ác nhỏ nhặt
B. Thường nghĩ rằng ngày mai mình có thể chết vì không ai biết rõ sự vô thường của mạng sống
C. Biết rõ là sự giải đải sẽ khiến mình phí đi những cố gắng trước kia
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 1 Là D
Câu hỏi 2. Cái gì khiến chúng ta tinh tấn không giải đải trong thiện pháp?
A. Thật sự hoan hỷ trong trong thiện pháp
B. Thật sự sợ hãi với ác pháp
C. Thật sự quý trọng thời giờ của kiếp sống ngắn ngủi
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 2 Là D .
Câu hỏi 3. Ngụ ngôn nào sau đây minh hoạ ý nghĩa của sự dể ngươi?
A. Câu chuyện thọ thần xem thường dây leo độc hại
B. Dụ ngôn cái bình bát không lau chùi ngày càng dơ bẩn
C. Chuyện nàng dâu về nhà chồng ban đầu cẩn trọng nhưng càng về sau càng bất chấp
D. Cả ba điều trên đều đúng
TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 3 Là D
Câu 4. Điều nào sau đây giúp ích cho hành giả giảm thiểu sự giải đải?
A. Thường thân cận bậc thiện trí
B. Thường an trú tâm trong lời Phật dạy
C. Thường quán chiếu những thay đổi của thân tâm
D. Cả ba câu trên đều đúng
_TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 4 Là D
No comments:
Post a Comment