Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương Một Pháp
VII. Phẩm Tinh Tấn
1-10 Tinh Cần Tinh Tấn
1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tinh tấn tinh cần. Với người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn. Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như ít dục. Với người có ít dục, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
4. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không biết vừa đủ")...
5. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "biết vừa đủ")...
6. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không như lý tác ý")...
7. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "như lý tác ý")...
8. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không tỉnh giác")...
9. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "tỉnh giác")...
10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với ác. Với người làm bạn với ác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận..
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1. Tại sao đa dục khiến thiện pháp bị trở ngại hoặc hao mòn?
A. Quá ham muốn đánh mất yếu tố quân bình
B. Quá dính mắc khiến tâm dễ lo âu, sầu muộn
C. Quá đam mê khiến tâm không khách quan
D. Cả ba câu trên đều đúng
_TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 1 Là D .
Câu 2. Thái độ nào sau đây cho chúng ta tâm trạng buông xả?
A. Chấp nhận những thay đổi với ý thức bản chất vô thường
B. Thấy được giá trị của sự thanh thản, khinh an
C. Muốn tạo thiện nghiệp thường phải "bỏ ra" hơn là " lấy vào"
D. Cả ba câu trên đều đúng
_ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 2 Là D .
Câu 3. Chư vị bồ tát thường có những thắng hạnh : cho cái khó cho, nhẫn cái khó nhẫn, làm cái khó làm bởi vì các ngài có được điều nào sau đây:
A. Nhiều phước báu
B. Nhiều phương tiện
C. Ít ham muốn dính mắc
D. Ít có bạn đồng hành
_TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 3 Là C
Câu 4. Những bậc thánh giả nào dưới đây đã từng nhặt vải rách hay vải quăng bỏ để làm y phấn tảo?
A. Hoàng tử Anuruddha
B. Bậc đại phước Mahakassapa
C. Đấng pháp vương Gotama
D. Cả ba vị nói trên
_ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 4 Là D .
Câu 5. Sự tu tập nào sau đây có đặc tính giảm thiểu tham dục?
A. Bố thí
B. Trì giới
C. Thiền định
D. Cả ba pháp trên
_TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 5 Là D
Câu 6. Lý do nào chúng ta thường "có mặc cảm" với hạnh thiểu dục?
A. Sợ nghèo
B. Sợ khổ
C. Sợ buồn
D. cả ba câu trên
_ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 6 Là D .
No comments:
Post a Comment