Friday, October 2, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 3-10-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Ba Pháp
VIII. Phẩm Ananda

78.- Sự Hầu Hạ Giúp Ðỡ

(Nhân duyên như kinh trên). Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên:

- Này Ananda, mọi giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản đều có quả phải không?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, không thể trả lời một chiều được.

- Vậy này Ananda, hãy phân tích thêm!

- Bạch Thế Tôn, phàm giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản nào được áp dụng, khiến pháp không thiện tăng trưởng, pháp thiện đoạn tận, thời giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản như vậy không có kết quả. Và bạch Thế Tôn, phàm giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản nào được áp dụng, khiến pháp không thiện đoạn tận, pháp thiện tăng trưởng, thời giới cấm, sinh sống Phạm hạnh, sự hầu hạ căn bản như vậy có kết quả.

Tôn giả Ananda nói như vậy và bậc Ðạo Sư đồng ý.

Rồi Tôn giả Ananda nghĩ: "Bậc Ðạo Sư đã đồng ý với ta", từ chỗ ngồi đứng dậy, thân phía hữu hướng về ngài rồi ra đi.

Rồi Thế Tôn, khi Tôn giả Ananda ra đi không bao lâu, nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, Ananda còn là hữu học, nhưng không dễ gì tìm được người có trí tuệ ngang bằng.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Hành trì điều nào sau đây chắc chắn được gọi là giới cấm thủ? 
A. Cái gì không làm được thì không hứa 
/ B. Ngày đầu năm không nói những lời làm mích lòng người chung quanh 
/ C. Không quét nhà trong ngày tết 
/ D. Đang thọ tang không đi dự tiệc cưới.

  Câu hỏi 2. Lối sống nào sau đây được xem là lợi lạc?
 A. Sống giản dị 
/ B. Sống hoà mình 
/ C. Sống tích cực
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

 Câu hỏi 3. Điều nào dưới đây không đúng với thuật ngữ phạm hạnh (Brahmacariya)?
 A. Theo bà la môn giáo thì phạm hạnh chỉ cho đời sống không có quan hệ nhục dục 
/ B. Chữ "phạm" trong từ vựng phạm hạnh là phạm âm chứ không phải chữ dịch 
/ C. Theo Phật Pháp thì đời sống phạm hạnh chỉ cho đời sống xuất gia 
/ D. Phạm hạnh là pháp môn tu tập để sanh về cõi phạm thiên

 TT Giác Đẳng cho đáp án Câu Số 3 . D 

Câu hỏi 4. Tinh thần phục vụ chân chính mang đặc điểm nào sau đây? 
A. Có thể cống hiến bất cứ trường hợp nào vì không cần phải có lắm bạc tiền 
/ B. Phục vụ có nghĩa là trưởng dưỡng lòng vị tha 
/ C. Phục vụ để nói lên sự tri ân đối với cuộc đời

 / D. Cả ba câu trên đều đúng

No comments:

Post a Comment