Tuesday, October 6, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 7-10-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Ba Pháp
VIII. Phẩm Ananda
80.- Abhibhù

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được nắm giữ trước mặt Thế Tôn: "Abhibhù, đệ tử Ðức Phật Sikhi, đứng ở Phạm Thiên Giới, có thể làm cho ngàn thế giới nghe tiếng của mình". Nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ananda. Các Như Lai là vô lượng.

Lần thứ hai, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, ... có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ananda. Các Như Lai là vô lượng.

2. Lần thứ ba, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, ... có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Này Ananda, Thầy có được nghe nói đến tiểu thiên thế giới không?

- Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn Thiện Thệ, để Thế Tôn nói về vấn đề này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này Ananda, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

3. - Xa cho đến mặt trăng, mặt trời chạy trong quỹ đạo của chúng và chói sáng khắp bốn phương với ánh sáng của chúng, xa như vậy là một ngàn thế giới. Trong ấy có một ngàn mặt trăng, một ngàn mặt trời, một ngàn núi Sineru (Tu-di), một ngàn Jambudìta (Diêm-phù-đề), một ngàn Aparagoyànà (Tây ngưu hóa châu), một ngàn Uttarakurù (Bắc-cu-vô châu), một ngàn Pubbavidehà (Ðông thắng thần châu), bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn đại vương, 1000 cõi trời Bốn thiên vương, 1000 cõi trời ba mươi ba, 1000 Dạ-ma thiên, 1000 Tusità (Ðâu-suất thiên), 1000 Hóa Lạc thiên, 1000 Tha Hóa Tự tại thiên, 1000 Phạm Thiên. Này Ananda, đây gọi là một tiểu thiên thế giới. Này Ananda, cho đến 1000 lần một tiểu thiên thế giới, được gọi là, này Ananda, ba Ðại thiên thế giới. Này Ananda, Như Lai có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

4. - Làm sao, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn?

- Ở đây, này Ananda, Như Lai chiếu ánh sáng cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới, cho đến khi các chúng sanh nhận thức được ánh sáng ấy. Rồi Thế Tôn phát âm và làm cho tiếng mình được nghe. Như vậy, này Ananda, Như Lai làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

5. Khi được nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Udàyi:

- Ðược lợi thay cho tôi, khéo được lợi thay cho tôi, có được bậc Ðạo sư có thần lực như vậy, có uy lực như vậy!

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Ananda:

- Này Hiền giả Ananda, ở đây Hiền giả nghĩ có được gì, nếu bậc Ðạo sư của Hiền giả có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy?

Khi được nghe nói như vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Udàyi:

- Chớ có nói như vậy, này Udàyi; chớ nói vậy, này Udàyi. Này Udàyi, nếu Ananda chưa có đoạn tận tham và mệnh chung, nhưng với tâm tịnh tín của mình, vị ấy có thể bảy lần ngự trị trên thế giới chư Thiên, có thể bảy lần ngự trị trên cõi Jambudìpa này. Nhưng này Udàyi, Ananda ngay trong hiện tại sẽ được Bát-Niết-bàn.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu 1. Điều gì sau đây có những tương đồng giữa khoa học hôm nay và Phật học?
 A. Thái dương hệ mà chúng ta đang sống không phải là duy nhất trong vũ trụ 
/B. Ánh sáng là thành phần vật chất đi xa và đi nhanh trong vũ trụ 
/ C. Sắc tướng và âm thanh là hai thành phần vật chất có thể lan xa rộng nhờ vi ba 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 1 . D.

Câu   2. Điều nào sau đây là sự khác biệt về vũ trụ quan của Phật giáo so với các tôn giáo khác?
A. Địa cầu, cảnh giới của nhân loại không phải là trung tâm vũ trụ 
/B. Trái đất không vĩnh hằng mà sẽ có lúc hoại diệt 
/  C. Khái niệm  về phương hướng đông, nam, tây, bắc hay thời gian ngày đêm, bốn mùa là thi thiết tương đối không áp dụng ngoài địa cầu 
/D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là D


 Câu hỏi 3. Câu nào sau đây được xem là đúng với Phật Pháp? 
A. Thần thông tuy siêu tuyệt nhưng không giá trị bằng tuệ giác liễu ngộ chân tướng các pháp 
/ B. Tuệ giác chưa phải là cứu cánh. "Bát Niết Bàn" mới là cứu cánh tối hậu 
/ C. Hai câu trên đều đúng
 / D. Hai câu trên đều sai

 TT Pháp Đăng cho đáp án Câu  Số 3  .C

Câu hỏi 4. Tại sao có những điều được Đức Thế Tôn truyền dạy do lời thỉnh cầu? 
A. Vì Đức Thế Tôn không dạy điều huyền hoặc
 / B. Vì Đức Thế Tôn không dạy điều vô ích 
/ C. Đức Thế Tôn không dạy pháp phi thời 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 4 .D

 Câu hỏi 5. Điều nào sau đây là "bản chất phổ quát" áp dụng cho cả vũ trụ?
 A. Tất cả cái gì có sanh thì ắt phải diệt
/ B. Tâm pháp biến dịch nhanh hơn sắc pháp
/ C. Sự giải thoát nội tại là khả thi, sự chuyển hoá thế giới thành cực lạc là bất khả
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu số 5 là D




No comments:

Post a Comment