Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Chương Ba Pháp
VIII. Phẩm Ananda
77.- Tư và Khởi Ðiểm
1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
(như kinh trên cho đến) ...
- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên tư được an lập, khởi điểm được an lập trong giới thấp kém. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.
(Ðoạn còn lại như kinh trên, chỉ khác "thức" được "tư" và "khởi điểm" thay thế) ...
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1. Tư (cetana) có thể được hiểu với điều nào sau đây?
A. Chủ tâm
/ B. Chủ trương
/C. Ý chí
/ D. Cả ba điều trên
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1 . D.
Câu hỏi 2. Ước vọng (Patthana) có thể hiểu với điều nào sau đây?
A. Hy cầu
/B. Thích thú
/C. Dính mắc
/ D. Mong đợi
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 2 .A
Câu hỏi 3. Tại sao "tư" và "hi cầu" được an lập trong giới thấp kém?
A. Do vô minh bao phủ
/ B. Bị ái dục trói buộc
/ C. Cả hai câu A và B đều đúng
/ D. Cả hai câu trên đều sai
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3 .C .
Câu hỏi 4. Một học sinh mới học trung học bỏ học đi làm vì muốn có tiền mua sắm quần áo, đồ đạt cá nhân mà mình ưa thích. Điều nầy có thể dùng làm thí dụ cho điều nào sau đây?
A. Vô minh
/ B. Ái dục
/ C. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên ý chí và ý hướng an lập trong cảnh giới thấp kém
/ D. Nghiệp là thửa ruộngCâu 5. Cha mẹ dạy con "làm người phải có chí lớn". Điều nào Đức Phật đã dạy dưới đây chúng ta có tánh cách tương tự?
A. Các hành đều vô thường các con phải tinh tấn (tu tập để giải thoát)
/ B. Như người đi tìm lõi cây phải biết cái gì phải bỏ là cành lá, vỏ cây, giác cây để lấy được phần cốt lõi
/ C. Vui cười thích thú lẽ nào, khi đời mãi bị phủ bao lữa hồng, trong đêm tối có hay không? Sao chưa tìm ánh sáng hồng thoát ly
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 5 là D
No comments:
Post a Comment