Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Ba Pháp
X. Phẩm Hạt Muối
91.- Cấp Thiết
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba việc cấp thiết này, người nông phu gia chủ cần phải làm. Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người nông phu gia chủ mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, sau khi mau lẹ khéo cày thửa ruộng, khéo bừa thửa ruộng, liền mau lẹ gieo hạt giống, sau khi mau lẹ gieo hạt giống, liền mau lẹ cho nước vô, cho nước ra. Này các Tỷ-kheo, đây là ba việc cấp thiết mà người nông phu gia chủ cần phải làm.
Người nông phu gia chủ ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh): "Hôm nay lúa của ta được mọc lên, ngày mai chúng sẽ trổ hạt, ngày kế tiếp chúng sẽ chín".
Nhưng chính theo thời gian của người nông phu gia chủ, các cây lúa do sự hướng dẫn của thời tiết được mọc lên, được trổ hạt và được chín.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba công việc cấp thiết này Tỷ-kheo cần phải làm. Thế nào là ba?
Chấp hành tăng thượng giới học, chấp hành tăng thượng định học, chấp hành tăng thượng tuệ học. Ba công việc cấp thiết này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải làm.
Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, không có thần lực hay không có uy lực (để ra lệnh): "Hôm nay, tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ, ngày mai cũng vậy, ngày kế tiếp cũng vậy". Nhưng này các Tỷ-kheo, chính do thời gian Tỷ-kheo ấy sử dụng để học tập tăng thượng giới, để học tập tăng thượng tâm, để học tập tăng thượng tuệ, mà tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng giới học. Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng định học. Sắc bén sẽ là ước muốn của ta để chấp hành tăng thượng tuệ học". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1. Khả năng tự chủ theo bài kinh nầy được hiểu là:
A. Khả năng ra lệnh cho nội tâm không phiền não
/B. Làm cách nào cũng được miễn đạt được kết quả
/ C. Làm đúng phương pháp, kết quả tự đến
/ D. Chỉ cần tu không cần kết quả
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1 .C
Câu hỏi 2. "Thời gian tính" có quan trọng trong sự tu tập chăng?
A. Không. Dục tốc bất đạt
/ B. Sự tu tập nội tại cần liên tục, không thể rời rạc
/ C. Tu mau mới kịp Hội Long Hoa
/ D. Mới tu thì cần. Tu lâu thì không cần
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2 .B .
Câu hỏi 3. Sự nỗ lực kíp thời được tìm thấy liên hệ với pháp nào sau đây?
A. Tinh tấn
/ B. Không dễ duôi
/ C. Chánh niệm tĩnh giác
/ D. Cả ba pháp trên
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 3 là D
Câu 4. Điều nào dưới đây có ý nghĩa tương tự bài kinh hôm nay?
A. Nấu cơm nếu không có lửa liên tục thì nồi cơm sẽ "sình"
/ B. Một niệm thiện sanh khởi mà không nuôi dưỡng thì mau chóng biến mất
/ C. Một niệm bất thiện sanh khởi mà không chánh niệm thì nhanh chóng lớn mạnh
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 4 .D
Câu 5. Điều nào sau đây được tìm thấy trong Tam Tạng?
A. Tạo thiện nghiệp bằng tâm mau lẹ (tâm vô trợ) có phước hơn bằng tâm được tác động (tâm hữu trợ)
/ B. Làm gì phải suy nghĩ chín chắn không nên vội vã.
/ C. Vấn đề không phải là nhanh hay chậm mà là đúng thời
/ D. Câu A và C đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 5 là D
Câu 4. Điều nào dưới đây có ý nghĩa tương tự bài kinh hôm nay?
A. Nấu cơm nếu không có lửa liên tục thì nồi cơm sẽ "sình"
/ B. Một niệm thiện sanh khởi mà không nuôi dưỡng thì mau chóng biến mất
/ C. Một niệm bất thiện sanh khởi mà không chánh niệm thì nhanh chóng lớn mạnh
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 4 .D
Câu 5. Điều nào sau đây được tìm thấy trong Tam Tạng?
A. Tạo thiện nghiệp bằng tâm mau lẹ (tâm vô trợ) có phước hơn bằng tâm được tác động (tâm hữu trợ)
/ B. Làm gì phải suy nghĩ chín chắn không nên vội vã.
/ C. Vấn đề không phải là nhanh hay chậm mà là đúng thời
/ D. Câu A và C đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 5 là D
No comments:
Post a Comment