Monday, November 9, 2015

Bài học. Thứ Ba ngày 10-11-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Ba Pháp

XI. Phẩm Chánh Giác

101.- Trước Khi Giác Ngộ

1. - Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, ta suy nghĩ như sau: "Cái gì là vị ngọt ở đời? Cái gì là nguy hại, cái gì là xuất ly?". Rồi này các Tỷ-kheo, về vấn đề ấy, tư tưởng sau đây khởi lên nơi ta: "Do duyên với đời, khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt ở đời. Cái gì ở đời là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hại ở đời. Ðiều phục dục tham ở đời, đoạn tận tham dục, đấy là xuất ly ở đời".

2. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta chưa như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta không có xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta mới xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và tri kiến khởi lên nơi ta: "Bất động là tâm giải thoát của ta. Ðây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".

3. Này các Tỷ-kheo, ta đã đi tìm cầu vị ngọt ở đời. Vị ngọt ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, vị ngọt có mặt ở đời, với trí tuệ ta khéo thấy vị ấy ngọt. Này các Tỷ-kheo, ta đã tìm cầu nguy hại ở đời. Nguy hại ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, nguy hại có mặt ở đời, với trí tuệ ta, ta khéo thấy nguy hại ấy, này các Tỷ-kheo ta đã tìm cầu xuất ly ở đời. Xuất ly ở đời là gì, Ta đã tìm được. Cho đến như thế nào, xuất ly có mặt ở đời, với trí tuệ ta, ta khéo thấy xuất ly ấy.

4. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta chưa như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta không có xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng chánh đẳng giác, cùng với thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta mới xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cùng với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và tri kiến khởi lên nơi ta: "Bất động là tâm giải thoát của ta. Ðây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu 1. Thí dụ nào sau đây nói được ý nghĩa của cả ba phương diện "vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly" của cuộc sống?  
A. Giống như một người đi du lịch mang nhiều hành lý: đủ đồ dùng nhưng nặng nề do vậy nên làm sao mang những thứ đa dụng để bớt trọng lượng
/ B. Thức ăn ngon nếu ăn nhiều thì hại sức khoẻ nên cần ăn chừng mực 
/C. Cái gì cũng có hai mặt như đồng tiền nên bậc trí sống với ý thức để không đau khổ vì biên kiến 
/D. Cả ba thí dụ trên đều đúng

 ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu  Số 1 .D 
 Câu 2. Trên hành trình tu tập hành giả cần thấy rõ giá trị của điểm đến (để tha thiết) và sự hệ lụy (để không vướng mắc) để có khả năng tiếp tục hành trình ( sự xuất ly). Làm thế nào để có được ý thức quan trọng đó?
 A. Ý thức tất cả đều là giai đoạn
 / B. Không tiếp tục hành trình là "bị kẹt" 
/C. Phải thường quán niệm về ba tướng vô thường, trống rỗng, vô ngã 
/ D. Cả ba câu trên đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu  Số 2 .D 

  Câu hỏi 3. Theo bài kinh hôm nay thì điều nào là nguyên nhân của đau khổ trong cuộc sống? 
A. Vì có vị ngọt thì phải có nguy hiểm 
/ B. Vì mong cầu phiến diện (không thấy được mặt trái) 
/ C. Vì không thấy được con đường xuất ly 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

 ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu  Số 3 .D .

 Câu hỏi 4. Patacara là một phụ nữ bất hạnh đầy đau khổ  đến gặp Đức Phật. Bậc Đạo Sư đã dạy "con có biết nước mắt mà con đã rơi vì đau khổ từ vô lượng kiếp nhiều như nước trong biển cả?" Lời dạy đánh động ý thức nào sau đây?
 A. Khổ nhiều mà vẫn tiếp tụ vì không thấy con đường xuất ly 
/ B. Chúng ta khổ vì luân hồi lâu quá
 / C. Chúng ta không thấy được khía cạnh tích cực (vui sướng) của cuộc sống 
/ D. Nước mắt là cảm xúc nông nổi


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu  Số 4 .D 

 Câu hỏi 5. Sống trong thế giới hôm nay, người Phật tử hiểu Phật Pháp nên có ý thức nào sau đây?
 A. Có nhiều phương tiện nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ
 / B. Khoa học kỹ thuật tân tiến cho con người nhiều thứ cũng lấy mất đi nhiều điều tốt đẹp 
/ C. Dù hoàn cảnh nào thì ba hiện tượng vô thường, bất toại, vô ngã vẫn là những điều cần quán niệm 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT GiáĐng cho đáp  câu 5 là D

No comments:

Post a Comment