Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Ba Pháp
XI. Phẩm Chánh Giác
105.- Nóc Nhọn (1)
Rồi gia chủ Anathapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; Thế Tôn nói với gia chủ Anathapindika đang ngồi xuống một bên:
- Này gia chủ, khi tâm không phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không phòng hộ, khẩu nghiệp cũng không phòng hộ, ý nghiệp cũng không phòng hộ. Với ai thân nghiệp không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp không phòng hộ, thời thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp bị hủ bại. Với ai thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp bị hủ bại, sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.
Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn vụng lợp, thời nóc nhọn không được phòng hộ, rui kèo không được phòng hộ, vách tường không được phòng hộ; nóc nhọn bị đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo bị đầy ứ rỉ nước, các vách tường bị đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn bị hủ bại, rui kèo bị hủ bại, vách tường bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm không được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp ... sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.
Này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp cũng được phòng hộ. Với ai thân nghiệp được phòng hộ, khẩu nghiệp được phòng hộ, ý nghiệp được phòng hộ, thời thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại. Với ai thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện ...
Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn khéo lợp, thời nóc nhọn được phòng hộ, rui kèo được phòng hộ, vách tường được phòng hộ; nóc nhọn không đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo không đầy ứ, rỉ nước, các vách tường không đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn không bị hủ bại, rui kèo không bị hủ bại, vách tường không bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện.
A. Vì đó là kiến trúc quen thuộc tại Ấn Độ
/ B. Vì những ngôi nhà nóc nhọn khi bị dột nước thường làm hư hại cả mái nhà
/ C. Vì nhà của người cư sĩ thường có hình thức nóc nhọn
/ D. Nóc nhọn chỉ cho sự cao sang như giá trị của tâm
Câu hỏi 2. Tâm (citta), ý (mama), thức (vinnana) trong Phật học thường được dùng khác biệt thế nào?
A. Ba từ vựng có giống nhau nhưng chữ tâm được dùng nhiều chỉ cho tất cả những gì đối ngược với vật chất
/ B. Ý cũng chỉ cho tâm nhưng thường dùng trong cách nói cá biệt như thân, khẩu, ý hay mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
/ C. Thức cũng chỉ cho tâm nhưng đặc biệt nói về cái biết của giác quan như thức uẩn, thân thức ...
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Phap Dang cho dap an cau 2 la D
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Phần thảo luận vì đường truyền bị trục trặc nên không có câu trả lời
Câu hỏi 1. Tại sao trong bài kinh nầy Đức Phật dùng thí dụ "ngôi nhà nóc nhọn - kūṭāgāra" để chỉ cho nội tâm?A. Vì đó là kiến trúc quen thuộc tại Ấn Độ
/ B. Vì những ngôi nhà nóc nhọn khi bị dột nước thường làm hư hại cả mái nhà
/ C. Vì nhà của người cư sĩ thường có hình thức nóc nhọn
/ D. Nóc nhọn chỉ cho sự cao sang như giá trị của tâm
Câu hỏi 2. Tâm (citta), ý (mama), thức (vinnana) trong Phật học thường được dùng khác biệt thế nào?
A. Ba từ vựng có giống nhau nhưng chữ tâm được dùng nhiều chỉ cho tất cả những gì đối ngược với vật chất
/ B. Ý cũng chỉ cho tâm nhưng thường dùng trong cách nói cá biệt như thân, khẩu, ý hay mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
/ C. Thức cũng chỉ cho tâm nhưng đặc biệt nói về cái biết của giác quan như thức uẩn, thân thức ...
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Phap Dang cho dap an cau 2 la D
No comments:
Post a Comment