Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TTGiác Đẳng
Chương Ba Pháp
XI. Phẩm Chánh Giác
102.- Vị Ngọt.
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở đời, thời các loài hữu tình không có tham nhiễm đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt ở đời, nên các loài hữu tình có tham nhiễm ở đời. Này các Tỷ-kheo, nếu không có nguy hại ở đời, thời các loài hữu tình không có nhàm chán đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có nguy hại ở đời, nên các loài hữu tình có nhàm chán đối với đời. Này các Tỷ-kheo, nếu không có xuất ly ra khỏi đời, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có xuất ly đối với đời, nên các loài hữu tình có xuất ly ra khỏi đời.
Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các loài hữu tình chưa như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình không có thể an trú với tâm thoát ly, không có hệ phược, giải thoát, không bị hạn cuộc khỏi thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các loài hữu tình đã như thật giác tri vị ngọt ở đời là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình có thể an trú với tâm thoát ly, không có hệ phược, giải thoát, không bị hạn cuộc khỏi thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
Các Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết là vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta không được công nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, không được công nhận là các Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại không có chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
Các Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta được công nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, được công nhận là các Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại sẽ có chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1. Điều nào sau đây đúng khi so sánh về giáo sĩ bà la môn và sa môn?
A. Giáo sĩ bà la môn chú trọng về tế lễ /B. Sa môn chú trọng về sự tu tập bản thân
/ C. Giáo sĩ bà la môn tích tập tài sản, các vị sa môn sống giản dị
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1 .D .
Câu hỏi 2. Điều nào sau đây đúng khi so sánh về giáo sĩ bà la môn và sa môn?
A. Cả hai đều nói về tôn giáo
/ B. Cả hai đều nhấn mạnh yếu tố tinh thần
/ C. Cả hai đều nói về sự quan trọng của tri kiến
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng cho đáp án câu 2 là B
Câu hỏi 3. Điều nào sau đây đúng khi so sánh về giáo sĩ bà la môn và sa môn?
A. Bà la môn giáo có cả hai thành phần giáo sĩ bà la môn và sa môn
/ B. Cả hai thành phần giáo sĩ bà la môn và sa môn đều được kính trọng như những người có thẩm quyền trong lãnh vực đạo giáo
/ C. Theo Ấn Giáo thì cả hai giáo sĩ bà la môn và sa môn đều là có vai trò trung gian giữa Thượng đế và con người
/ D. Cả hai câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3 .D
Các câu hỏi chẳng liên quan gì đến nội dung chính của bài kinh. Có dẫn người ta đi lạc đề không?
ReplyDelete