Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Một Pháp
XX. Phẩm Thiền Ðịnh
XXI. Phẩm Thiền Ðịnh (2)
1-70.
1. Như một ai, này các Tỷ-kheo, với tâm biến mãn cùng khắp biển lớn, có thể bao gồm tất cả con sông bé nhỏ đổ vào biển cả, cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, cũng bao gồm tất cả thiện pháp, gồm những pháp thuộc về minh phần.
2-. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn.
3- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến lợi ích lớn, Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến lợi ích lớn.
4- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến an ổn lớn khỏi các khổ ách, Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến an ổn lớn khỏi các khổ ách.
5-Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác,Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.
6- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng đắc tri kiến, Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng đắc tri kiến.
7- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến hiện tại lạc trú, Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đưa đến hiện tại lạc trú.
8- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát, Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.
9-12. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, làm cho viên mãn. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn một pháp này, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm và tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, làm chi viên mãn.
10-
11-
12-
13. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn tận. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, khi làm cho sung mãn một pháp này, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn tận.
14-15. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, khi làm cho sung mãn một pháp này, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh....đưa đến tăng trưởng, quảng đại.
16-21. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh được đoạn tận, minh sanh khởi, ngã mạn được đoạn tận, các tùy miên được nhổ sạch, các kiết sử bị đoạn tận. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh bị đoạn tận... các kiết sử bị đoạn tận.
22-23. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích của trí tuệ, đưa đến Niết-bàn không có chấp thủ. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích .... không có chấp thủ.
24-26. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt của nhiều giới, sự thông đạt của nhiều giới sai biệt, sự vô ngại giải của nhiều giới. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt ... sự vô ngại giải của nhiều giới.
27-30. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu, đưa đến sự chứng ngộ quả Nhất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả Bất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả A-la-hán. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu,.... quả A-la-hán.
31-46. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ, đưa đến sự tăng trưởng trí tuệ, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến đại trí tuệ, đưa đến trí tuệ rộng rãi, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến thâm sâu trí tuệ, đưa đến vô song trí tuệ, đưa đến vô hạn trí tuệ, đưa đến nhiều trí tuệ, đưa đến trí tuệ nhanh lẹ, đưa đến trí tuệ nhẹ nhàng, đưa đến trí tuệ hoan hỉ, đưa đến trí tuệ tốc hành, đưa đến trí tuệ sắc sảo, đưa đến trí tuệ thể nhập. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ,... đưa đến trí tuệ thể nhập.
47-48. Những vị này không hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không thực hiện thân hành niệm. Những vị này hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị thực hành thân hành niệm.
49-50. Những vị này không chia sẻ bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không chia sẻ thân hành niệm. Những vị này chia sẻ bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị chia sẻ thân hành niệm.
51-52. Bất tử bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với những ai đoạn tận thân hành niệm. Bất tử không bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không đoạn tận thân hành niệm.
53-54. Bất tử bị khiếm khuyết, này các Tỷ-kheo, đối với những ai khiếm khuyết thân hành niệm. Bất tử được viên thành, này các Tỷ-kheo, đối với những ai viên thành thân hành niệm.
55-56. Bất tử bị xao lãng bỏ phế, này các Tỷ-kheo, đối với những ai bỏ phế thân hành niệm. Bất tử không bị bỏ phế, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không bỏ phế thân hành niệm.
57-58. Bất tử bị vong thất, này các Tỷ-kheo, đối với những ai vong thất thân hành niệm. Bất tử không bị vong thất, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không vong thất thân hành niệm.
59-60. Bất tử không được thực hiện, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không thực hiện thân hành niệm. Bất tử được thực hiện, này các Tỷ-kheo, đối với những ai thực hiện thân hành niệm.
61-62. Bất tử không được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không tu tập thân hành niệm. Bất tử được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với những ai tu tập thân hành niệm.
63-64. Bất tử không được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không làm cho sung mãn thân hành niệm. Bất tử được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đối với những ai làm cho sung mãn thân hành niệm.
65-66. Bất tử không được thắng tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không thắng tri thân hành niệm. Bất tử được thắng tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai thắng tri thân hành niệm.
67-68. Bất tử không được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không liễu tri thân hành niệm. Bất tử được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai liễu tri thân hành niệm.
69-70. Bất tử không được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không chứng ngộ thân hành niệm. Bất tử được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với những ai chứng ngộ thân hành niệm.
Thế Tôn thuyết như vậy, các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Câu nào sau đây được xem là chính xác theo Phật Học?
A. Tầm và tứ là tâm hành
/ B. Hơi thở là thân hành
/ C. Hai câu trên đều đúng
/ D. Hai câu trên đều sai
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu 1.C
Câu hỏi 2. Điều nào sau đây được xem là chính xác khi nói về hơi thở:
A. Nếu còn sống thì hơi thở lúc nào cũng có
/ B. Hơi thở có hai nhịp điệu: thở vô và thở ra; điều đó rất tốt cho thiền tập
/ C. Qua hơi thở có thể biết được tâm thái
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án Câu 2.D
Câu hỏi 3. Với sự tiến bộ trong phép niệm hơi thởi (niệm thân hành) hành giả có thể đạt được trạng thái nào sau đây:
A. An tâm khi niệm hơi thở vì thấy mình đang cảm nhận tất cả qua "tâm điểm" của cuộc sống
/ B. Có thể điều tâm bằng cách điều tức
/ C. Không đi tìm "cái gì đó" khoả lấp thì giờ trống vắng
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tue Quyen cho dap an cau 3 la
Câu hỏi 4. Những lợi ích nào sau đây được xem là thiết thực với pháp niệm hơi thở?
A. Lúc nào cũng có thể niệm hơi thở cho dù trên giường bệnh trong lúc hấp hối
/ B. Càng quen thuộc với hơi thở càng củng cố niệm và định
/ C. Niệm định tăng trưởng khiến các thiện pháp khác thêm vững mạnh
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 4 là D
No comments:
Post a Comment