Wednesday, August 31, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 31-8-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: Không có giảng sư, đạo tràng để băng giảng 

Chương Bốn Pháp
XVIII. Phẩm Chủ Tâm Tạo Tác (Tư Tâm Sở)

(III) (173) Phân Tích

Tại đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:

- Thưa các Hiền giả Tỷ-kheo.

- Thưa vâng Hiền giả. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như:

- Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, nghĩa là vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt, vừa theo văn cú. Vấn đề ấy, với nhiều pháp môn, tôi nói lên, tôi thuyết giảng, tôi nêu rõ, tôi trình bày, tôi an lập, tôi mở rộng, tôi phân tích, tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Ðạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, pháp vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt ... tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Ðạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới trong nửa tháng, từ vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt ... tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Ðạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, biện tài vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt, vừa theo văn cú. Vấn đề ấy, với nhiều pháp môn, tôi nói lên, tôi thuyết giảng, tôi nêu rõ, tôi trình bày, tôi an lập, tôi mở rộng, tôi phân tích, tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Ðạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.


II. Thảo Luận:   Chư Tăng điu hợp.
Thảo luận :1. Phải chăng một vị đắc quả vô sanh với tứ tuệ phân tích dù không học Phật pháp trước đó vẫn am hiểu tường tận? TT Pháp Đăng 
Thảo luận 2. Phải chăng một vị chứng đạo quả với tứ tuệ đạt thông vừa có tri kiến vừa có đầy đủ khả năng quảng diễn Phật pháp ĐĐ Pháp Tín 
Thảo luận 3. Thế nào là sự khác  biệt giữa nghĩa vô ngại giải và pháp vô ngại giải?  TT Pháp Đăng 

 IIITrắc Nghim

Tuesday, August 30, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 30-8-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Bốn Pháp
XVIII. Phẩm Chủ Tâm Tạo Tác (Tư Tâm Sở)

(II) (172) Ðược Cá Thể (Ngã Tánh)

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh. Thế nào là bốn?

Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải tư tâm sở của mình. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không hoạt động.

Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh.

2. Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Do nhân ngã tư tâm sở, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải ngã tư tâm sở. Do nhân tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Do nhân ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung, từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động.

3. Trong trường hợp ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động, thời hạng chư Thiên nào cần được xem là trong trường hợp này?

- Này Sàriputta, hạng chư Thiên đi đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được xem là trong trường hợp ấy.

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở lui lại, đã trở lui lại trong trạng thái này? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở không trở lui lại, không trở lui lại trong trạng thái này?

4. - Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử chưa đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái), đã trở lui lại, đã trở lui lại trạng thái này.

5. Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái) ấy, nhưng không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung, từ bỏ thân ấy ... đã không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.
Thảo luận 1. Tại sao theo Phật Pháp "chủ tâm tạo tác (cetana)" chính là nghiệp? TT Phap Tan

 Thảo luận 2: Một hành động vô ý cho "chủ tâm tạo tác - cetanà" chăng? ĐĐ Nguyên Thông 

Thảo luận 3: Cá tính của chúng sanh có thể gọi là một phần của nghiệp quả? TT Pháp Tân 

Thảo luận 4. Làm thế nào để tâm được hoan hỷ khi tạo nghiệp lành? TT Tue Quyen




 IIITrắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Nếu chính "chủ tâm tạo tác" là nghiệp thì tại sao có thân nghiệp và khẩu nghiệp (thay vì chỉ có ý nghiệp)?
 A. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp chỉ là "ba ngõ thể hiện chủ tâm tạo tác 
/ B. Ý nghiệp trong tam nghiệp không có nghĩa là chủ tâm tạo tác 
/ C. Cả ba thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp đề có "chủ trương tạo tác" là đầu não 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

DD Phap Tin cho dap an cau 1 la D

Trắc nghiệm 2: Câu nào sau đây đúng với Phật Pháp?
 A. Tất cả hành động của chúng sanh chưa đoạn tận vô minh và ái đều tạo nghiệp 
/B. Tất cả hành động cố ý hay vô tình đều có chủ tâm 
/ C. Tất cả hành động đều có khả năng tạo quả dị thục nhưng thành tựu được hay không là chuyện khác 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tue Quyen cho dap an cau 2 la D

 Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây là hệ quả của nghiệp quá khứ?
 A. Cá tính 
/ B. Thói quen 
/C. Vui khổ 
/ D. Cả ba câu a,b và c


DD Phap Tin cho dap an cau 3 la D


Monday, August 29, 2016

Bài học. Thứ Hai ngày 29-8-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng

1-13 Nữ Ðệ Tử Tỷ Kheo Ni

1. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni đã lâu ngày của Ta, tối thắng là Màhàpàjapati Gotamì.

2. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta đại trí tuệ, tối thắng là Khemà.

3. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta đầy đủ thần thông, tối thắng là Uppalavannà.

4. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta trì Luật, tối thắng là Patàcàrà.

5. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta thuyết pháp, tối thắng là Dhammadinnà.

6. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta tu Thiền, tối thắng là Nandà.

7. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta tinh cần tinh tấn, tối thắng là Sonà.

8. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta thiên nhãn, tối thắng là Sakulà.

9. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bhaddà Kundalakesà.

10. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta. nhớ đến các thời quá khứ, tối thắng là Bhaddà Kapilànì.

11.Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta đã chứng đạt đại thắng trí, tối thắng là Bhaddà Kaccana.

12. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta mang thô y, tối thắng là Kisàgotami.

13. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đầy đủ tin thắng giải, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Sigalàmàtà.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Để biến đau khổ thành chất liệu thắp sáng tuệ giác thì chúng ta nên làm gì? TT Tuệ Siêu 


 Thảo luận 2. Đi tu có hết khổ chăng?  - TT Phap Dang


 III. Trắc Nghim

Sunday, August 28, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 28-8-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XVIII. Phẩm Tư Tâm Sở

(I) (171) Với Tư Tâm Sở

- Này các Tỷ-kheo, khi nào có hành động về thân, do nhân thân tư tâm sở, khởi lên lạc khổ nội tâm. Khi nào có hành động về lời, do nhân tư tâm sở về lời, khởi lên lạc khổ nội tâm. Khi nào có hành động về ý, do nhân ý tư tâm sở , khởi lên lạc khổ nội tâm. Hay là do vô minh ...

2. Hoặc này các Tỷ-kheo, do tự mình làm thân hành, do duyên này, khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm thân hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm thân hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm thân hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

3. Hoặc này các Tỷ-kheo, do tự mình làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm khẩu hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

4. Hoặc này các Tỷ-kheo, do tự mình làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm ý hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

5. Này các Tỷ-kheo, trong những pháp này, có vô minh tháp tùng. Do sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn của vô minh, thân hành ấy không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy; khẩu hành ấy không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy; ý hành không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Thửa ruộng không có, căn cứ không có, xứ không có, duyên sự không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.

Thảo luận 1:  "Không biết mình đang làm gì" khác biệt ra sao với "tạo nghiệp vô ý"? TT Pháp Đăng 
Thảo luận 2:  Có người nói là tự mình làm ác quả báo nhẹ hơn là sai khiến, khuyến khích người khác là vì tác hưởng gấp đôi. Điều đó có chính xác chăng? TT Pháp Tân 
Thảo luận 3: Theo Phật Pháp thì chúng sanh vui khổ do nghiệp lực đã tạo nhưng trên phương diện xã hội thì có rất nhiều hiện tượng "quýt làm cam chịu" vậy Phật Pháp dạy thế nào về điều đó? ĐĐ Pháp Tín 


 IIITrắc Nghim

Saturday, August 27, 2016

Bài học. Thứ Bảy ngày 27-8-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương Bốn Pháp
XVII. Phẩm Ðạo Hành

(X) (170) Gắn Liền Cột Chặt

1. Một thời, Tôn giả Ananda sống ở Kosàmbi, tại khu vườn Ghosita. Tại đấy, Tôn giả Ananda gọi các Tỷ-kheo:

- Thưa các Hiền giả Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả. Tôn giả Ananda nói như sau:

- Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn?

2. Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

3. Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo tu tập chỉ, có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

4. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

5. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt. 

Này chư Hiền, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.

Thảo luận 1: Phải chăng bài kinh nầy khẳng định chỉ và quán  luôn luôn cần thiết trong sự tu tập?  TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 2. Trường hợp thứ tư "Tỷ-kheo với các giao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt. " phải chăng chỉ cho một vị căn duyên đã thật sự chín muồi? - TT Tue Quyen


 IIITrắc Nghim
Trắc Nghiệm 1:  Câu nào sau đây được xem là đúng với những gì ghi trong tam tạng kinh điển? 
A. Trong bát chánh đạo chánh định thuộc chỉ, chánh niệm thuộc quán 
/ B. Năm chi thiền của chỉ ( tầm, tứ, hỷ, lạc, định ) đối trị 5 triền cái/
 C. Chữ thiền vốn từ Phạn ngữ jhàna hàm nghĩa thiền chỉ 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án Trắc Nghiệm 1: .D.

Trắc nghiệm 2. Đoạn kinh sau đây trích từ Girimanandasutta "Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra dài”, Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra,” vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “ hướng dẫn điều nào sau đây:
 A. Chỉ trước, quán sau 
/ B. Quán trước, chỉ sau 
/ C. Không chỉ không quán 
/ D. Cả ba câu trên đều sai


TT Pháp Tân cho đáp án Trắc Nghiệm 2: .A.


Friday, August 26, 2016

Bài học. thứSáu ngày 26-8-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương Bốn Pháp
XVII. Phẩm Ðạo Hành

(IX) (169) Với Một Vài Nỗ Lực

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được Hữu hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất dồi dào, ngay trong hiện tại, chứng được Hữu hành Niết-bàn.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi thân hoại mạng chung, chứng được Hữu hành Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng chết, khéo an trú trên nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra mềm yếu, khi thân hoại mạng chung, vị ấy chứng được Hữu hành Niết-bàn.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện ... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này dồi dào, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng được Vô hành Niết-bàn.

Như vậy này các Tỷ kheo, Có hạng người ngay trong hiện tại chứng được vô hành Niết Bàn.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện ... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này khởi lên mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này mềm yếu, vị ấy khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời