Wednesday, August 24, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 24-8-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Bốn Pháp
XVII. Phẩm Ðạo Hành

(VI) (166) Với Các Chi Tiết

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn? Ðạo hành khổ, thắng trí chậm; Ðạo hành khổ, thắng trí nhanh; Ðạo hành lạc, thắng trí chậm; Ðạo hành lạc, thắng trí nhanh.

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này khổ, thắng trí chậm. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này về cả hai phương diện gọi là hạ liệt. Vì đạo hành này là khổ, do duyên này, đạo hành được gọi là hạ liệt. Vì đạo hành này thắng trí chậm, do duyên này, đạo hành được gọi là hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này về cả hai phương diện gọi là hạ liệt.

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này là khổ, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này do đau khổ nên gọi là hạ liệt.

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này là lạc, thắng trí chậm. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này do chậm nên gọi là hạ liệt.

5. Tại đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này lạc, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này cả hai phương diện, được gọi là thù thắng. Ðạo hành này lạc, do duyên này, đạo hành được gọi là thù thắng. Ðạo hành này nhanh chóng, do duyên này, đạo hành được gọi là thù thắng. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này cả hai phương diện, được gọi là thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.
Thảo luận 1. Chuyện tu nhanh hay chậm, khổ hay lạc do hành giả lựa chọn hay do lý do nào khác? TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 2. Sự chứng đắc nhanh chậm tùy theo ngũ quyền mạnh yếu vậy ngũ quyền mạnh yếu do nhân gì? TT Pháp Đăng 
Thảo luận 3. Ngay cả chư Phật toàn giác trong quá trình huân tu ba la mật vẫn có nhanh chậm vậy phải chăng hành giả nên "đi tới với sở trường của mình" hơn là thay đổi? - TT Tuệ Siêu
  Thảo luận 4. Có thể chăng để nói có trường hợp tu chậm vì phiền não mà cũng có trường hợp tu chậm vì khuynh hưóng thiên nặng thiện pháp (tinh tấn, đức tin..)? TT Tuệ Siêu 


 IIITrắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Điểm nào sau đây khiến sự tu tập khổ nhiều hơn an lạc? 
A. Do nặng phiền não
 / B. Do thường nghiệp (thói quen tập quán) bất thiện 
/ C. Do quả khổ
 / D. Cả ba điều trên

_TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1: D

Trắc nghiệm 2. Quan niệm nào sau đây được xem là hợp lý theo Phật Pháp?
 A. Mỗi người mỗi căn duyên không thể lấy một phương cách áp dụng cho tất cả  trường hợp 
/B. Chuyện tu không thể nói là an lạc hay khổ cực vì đây cũng tuỳ duyên nghiệp
 / C. Không thể nói là có pháp môn nào giúp tất cả giác ngộ ngay trong kiếp hiện tại 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2: D 


No comments:

Post a Comment