Tuesday, August 30, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 30-8-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Bốn Pháp
XVIII. Phẩm Chủ Tâm Tạo Tác (Tư Tâm Sở)

(II) (172) Ðược Cá Thể (Ngã Tánh)

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh. Thế nào là bốn?

Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải tư tâm sở của mình. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không hoạt động.

Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh.

2. Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Do nhân ngã tư tâm sở, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải ngã tư tâm sở. Do nhân tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Do nhân ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung, từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động.

3. Trong trường hợp ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động, thời hạng chư Thiên nào cần được xem là trong trường hợp này?

- Này Sàriputta, hạng chư Thiên đi đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được xem là trong trường hợp ấy.

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở lui lại, đã trở lui lại trong trạng thái này? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở không trở lui lại, không trở lui lại trong trạng thái này?

4. - Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử chưa đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái), đã trở lui lại, đã trở lui lại trạng thái này.

5. Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái) ấy, nhưng không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung, từ bỏ thân ấy ... đã không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.
Thảo luận 1. Tại sao theo Phật Pháp "chủ tâm tạo tác (cetana)" chính là nghiệp? TT Phap Tan

 Thảo luận 2: Một hành động vô ý cho "chủ tâm tạo tác - cetanà" chăng? ĐĐ Nguyên Thông 

Thảo luận 3: Cá tính của chúng sanh có thể gọi là một phần của nghiệp quả? TT Pháp Tân 

Thảo luận 4. Làm thế nào để tâm được hoan hỷ khi tạo nghiệp lành? TT Tue Quyen




 IIITrắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Nếu chính "chủ tâm tạo tác" là nghiệp thì tại sao có thân nghiệp và khẩu nghiệp (thay vì chỉ có ý nghiệp)?
 A. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp chỉ là "ba ngõ thể hiện chủ tâm tạo tác 
/ B. Ý nghiệp trong tam nghiệp không có nghĩa là chủ tâm tạo tác 
/ C. Cả ba thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp đề có "chủ trương tạo tác" là đầu não 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

DD Phap Tin cho dap an cau 1 la D

Trắc nghiệm 2: Câu nào sau đây đúng với Phật Pháp?
 A. Tất cả hành động của chúng sanh chưa đoạn tận vô minh và ái đều tạo nghiệp 
/B. Tất cả hành động cố ý hay vô tình đều có chủ tâm 
/ C. Tất cả hành động đều có khả năng tạo quả dị thục nhưng thành tựu được hay không là chuyện khác 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tue Quyen cho dap an cau 2 la D

 Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây là hệ quả của nghiệp quá khứ?
 A. Cá tính 
/ B. Thói quen 
/C. Vui khổ 
/ D. Cả ba câu a,b và c


DD Phap Tin cho dap an cau 3 la D


No comments:

Post a Comment